Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:

Sáng kiến bạc triệu

Thứ sáu - 28/05/2010 04:12
14 gương mặt trẻ khu vực công nhân lao động sẽ được Thành đoàn TP.HCM tuyên dương và trao giải thưởng Nguyễn Văn Trỗi tối 15/10. Nhiều sáng kiến của họ đã mang lại những đóng góp thiết thực cho đơn vị...
Lê Quốc Dũng trao đổi với đồng nghiệp về chất lượng, mẫu mã sản phẩm - Ảnh: K.ANH

Lê Quốc Dũng trao đổi với đồng nghiệp về chất lượng, mẫu mã sản phẩm - Ảnh: K.ANH

Nhựa phế liệu được thải ra qua quá trình sản xuất chỉ bán với giá rác vậy có phí quá không, mình có thể tái chế biến thành nguyên liệu đầu vào được chăng?

Băn khoăn ấy được chàng kỹ sư công nghệ thông tin Lê Văn Song - Công ty cổ phần Bao bì Sài Gòn (Tổng công ty Thương mại Sài Gòn) - đem bàn với anh em chi đoàn. 200kg hạt nhựa đầu tiên ra đời với bao công sức của anh em sau một tuần mày mò làm thử nghiệm.

Kết quả vô cùng khả quan khi hạt nhựa thành phẩm từ nhựa phế thải qua kiểm tra kỹ thuật hoàn toàn đảm bảo chất lượng để tái sản xuất và còn sạch hơn nhựa nguyên liệu mua từ bên ngoài.

Ra đời từ đam mê

Hình dung đơn giản thế này, nhựa phế thải sẽ qua máy băm nhuyễn, đưa vào máy ó cho ra những hạt nhựa và quay trở lại thành nguyên liệu sản xuất ban đầu. Chi đoàn trở thành đầu mối thu gom nhựa phế thải của công ty với giá 6.300 đồng/kg, tính luôn chi phí tái chế thì mỗi ký hạt nhựa thành phẩm có giá 8.000 đồng, công ty mua lại 18.000 đồng.

Như vậy mỗi ký hạt nhựa chi đoàn lời 10.000 đồng, trong khi công ty vẫn tiết kiệm được 3.000 đồng/kg do giá mua hạt nhựa nguyên liệu bên ngoài thấp nhất đã là 21.000 đồng/kg.

Hướng đi đúng
 

Ngoài giờ làm, Lê Văn Song cũng trực tiếp đứng máy cùng anh em - Ảnh: Q.LINH
Lê Văn Song bảo băn khoăn lớn nhất là tìm nguồn nhựa tái chế vì nhựa phế thải của công ty chỉ có thể sản xuất được khoảng một tấn hạt nhựa mỗi tháng, chẳng thấm vào đâu so với nhu cầu nguyên liệu của công ty.

“Lãnh đạo công ty cũng đặt hàng, chúng tôi đã đi một số nơi nhưng họ kêu giá cao quá, nếu theo quy trình sản xuất và giá bán hiện tại coi như hòa vốn. Nhưng chắc chắn phải mở rộng vì đây là hướng đi đúng, làm ngoài giờ nên không ảnh hưởng gì đến công việc chung mà còn giúp anh em có thêm chút thu nhập”, Song nói

Thành quả bước đầu ấy giúp Song cùng chi đoàn mạnh dạn hình thành đề án. Chiếc máy băm nhựa phế thải 45 triệu đồng trở thành tài sản chung của chi đoàn bằng tiền... mượn của công ty với cam kết trả dần trong năm năm. Thế nhưng, mới hơn nửa năm hoạt động, khoản tiền lãi đủ để hoàn vốn mua máy và còn dư cho quỹ hoạt động của chi đoàn.

Ông Nguyễn Huỳnh Nghị - phó tổng giám đốc - cho biết: “Tôi là dân kỹ thuật nên khi ý tưởng này được đề xuất tôi đồng ý liền. Tôi là thấy các bạn phải yêu công việc và đam mê lắm mới nghĩ ra được cách làm này”.

Phản hồi của khách hàng về lỗi bong tróc nhãn khi dán vào sản phẩm làm Lê Quốc Dũng - trưởng bộ phận quản lý chất lượng (Công ty cổ phần in nhãn hàng An Lạc) - căng đầu. “Tìm hiểu mãi, cuối cùng phát hiện sớ giấy theo công nghệ của công ty ngược với mẫu của khách. Nhưng thay đổi công nghệ cũng không ổn vì đâu chỉ làm một vài loại nhãn” - Dũng chia sẻ. Anh mày mò xử lý bằng cách thay đổi loại keo dán có độ khô nhanh và dính hơn. Vậy là sáng kiến “khắc phục nhãn couche bong mép do ngược sớ giấy” ra đời, đã giúp công ty không bị mất nhiều đơn hàng khác mà doanh thu đến hơn 2 tỉ đồng.

Phụ trách khâu chất lượng nên Dũng luôn tìm cách nâng chất lượng sản phẩm để không chỉ giữ chân khách hàng mà còn thu hút nhiều đơn hàng mới. Dũng còn được biết đến với giải pháp “tiết kiệm chi phí xử lý rác” cho đơn vị bằng cách gom các loại giấy thải sau khi in bán. Cách làm này giúp công ty đỡ tốn cả chục triệu đồng tiền xử lý rác, lại có thêm quỹ cho sinh hoạt Đoàn. “Mình nghĩ những điều đang làm không có gì to tát, chỉ là thấy bất hợp lý thì cải tiến thôi”, Dũng bộc bạch.

Hiệu quả lan truyền

“Những sáng kiến của tôi đều từ bức xúc trong công việc hằng ngày, sao cho công nhân làm việc thoải mái và tăng năng suất” - Nguyễn Thị Huyền, công nhân Công ty cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Cầu Tre, chân chất nói.

Hơn chục năm làm việc tại công ty cũng là ngần ấy thời gian cô công nhân gốc miền Bắc không ngừng tìm tòi những cái “chưa ổn” để cải tiến.

Giải pháp “Cải tiến cách vệ sinh bếp quay rế” khá đơn giản bằng cách lau thật khô mặt chảo sau khi vệ sinh, nhưng mang lại hiệu quả lớn vì môi trường sản xuất thông thoáng hơn do giảm được khói dầu đốt mặt chảo, thời gian đốt nóng bếp chỉ còn 2 phút so với 20 phút như trước.

Việc thêm một lớp cao su lên tấm thớt thay vì đặt trực tiếp lên mặt bàn inox của Huyền giúp cải tiến “bàn ấn da há cảo giảm tiếng ồn” mà lại tránh làm hư mặt bàn, giúp cả tổ không còn mệt mỏi vì tiếng ồn và tăng 3% năng suất.

Hay để làm ra loại bánh tráng mang màu tự nhiên từ rau củ, Huyền cũng tự mày mò pha chế công thức bột và đưa vào tráng thử theo quy trình công nghiệp. Thử nghiệm thành công, được ghi nhận và nhân rộng nhưng cô bạn luôn khiêm tốn khi nói về những điều mình đã làm được.

Huyền vừa được đề bạt làm tổ trưởng tổ kỹ thuật xưởng 7, vẫn cần mẫn tìm tòi những cách làm mới và chăm chỉ đến giảng đường tại chức luật sau giờ làm việc.

Tác giả bài viết: Phạm Quang Tùng

Nguồn tin: Sưu tầm từ internet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)