Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:

Nắm bắt cơ hội làn sóng R&D vào Việt Nam

Thứ năm - 31/03/2011 21:03
Việt Nam đang có xu hướng tiếp nhận các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) được chuyển giao từ các tập đoàn công nghệ thông tin (CNTT) lớn trên thế giới.
Nắm bắt cơ hội làn sóng R&D vào Việt Nam

Nắm bắt cơ hội làn sóng R&D vào Việt Nam

Đón làn sóng đầu tư R&D

Ngay từ đầu năm nay, Tổ chức phần mềm nhúng mở (OESF - Open Embedded Software Foundation) đã sang thăm Công ty ISB Việt Nam nhằm chuẩn bị cho việc mở trung tâm R&D OESF Lab tại Việt Nam. Trung tâm này sẽ chịu trách nhiệm bảo trì Embedded Master (EM), tích hợp các sự thay đổi và phát hành các phiên bản vận hành.

OESF xem Việt Nam là bước phát triển quan trọng của tổ chức này trong việc mở rộng hoạt động sang các nước Đông Nam Á. OESF cho hay khi trung tâm R&D này đi vào hoạt động thì toàn bộ công việc hiện nay do các công ty Nhật đảm trách sẽ được chuyển giao cho OESF Lab tại Việt Nam.

Cùng với OESF, trong tháng Ba vừa qua, Tập đoàn Juniper Networks cùng với các công ty Avaya và Polycom cũng thành lập phòng thí nghiệm mạng và bảo mật lớn tại Việt Nam.

Với tổng giá trị đầu tư khoảng 10 triệu đô-la Mỹ và tần suất cập nhật công nghệ mới thực hiện hằng quý, Juniper và các đối tác sẽ tạo ra những sản phẩm công nghệ hiện đại giúp các tổ chức, doanh nghiệp trên toàn khu vực miền Trung - Tây Nguyên có điều kiện thuận lợi kiểm thử các giải pháp mạng tổng thể trước khi triển khai các dự án ứng dụng CNTT tại đơn vị mình.

Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hội Tin học TP.HCM, Giám đốc Công ty Phát triển Công viên Phần mềm Quang Trung, cho biết trong những năm gần đây, Việt Nam đang có xu hướng tiếp nhận một số trung tâm R&D có giá trị hàng chục triệu đô-la. Điều này đã mở ra cho các công ty CNTT tại Việt Nam cơ hội tiếp cận với công nghệ mới và có khả năng làm ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn.

Lý giải về xu hướng này, ông Dũng cho biết các tập đoàn CNTT lớn trên thế giới chia thị trường làm ba phân khúc, gồm phân khúc sản xuất chi phí cao, phân khúc sản xuất chi phí trung bình và phân khúc sản xuất chi phí thấp.

Việt Nam đang nằm trong phân khúc thứ 3 và nếu so sánh lợi thế cạnh tranh thì tay nghề của kỹ sư CNTT Việt Nam không thua kém so với các nước. Họ hoàn toàn có thể thực hiện các dự án R&D.

Hiện, Chính phủ Việt Nam cũng đã có những chủ trương khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn cho R&D.

Về phần mình, các công ty CNTT của Việt Nam đang chủ động hơn trong việc đầu tư cho R&D trước sức ép phải tạo ra sản phẩm có giá trị cao nhằm giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và tăng trưởng bền vững.

Công ty Pyramid Software (PSD), cho biết hiện PSD đang thương thảo với một đối tác nước ngoài để thiếp lập trung tâm R&D tại Việt Nam.

Cũng trong tháng Bảy, Công ty TMA Solutions đã chính thức khai trương trung tâm R&D tại Công viên Phần mềm Quang Trung. Hiện, trung tâm này đang thực hiện 10 dự án R&D cho các giải pháp di động, giải pháp cho ngành viễn thông…

“Đê chắn sóng”

Vấn đề khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp trong nước gặp phải là chính sách thuế quan và thủ tục kiểm định thiết bị khi chuyển giao trung tâm R&D từ nước ngoài về Việt Nam.

Ông Lệ cho biết phải mất đến ba năm TMA Solutions mới hoàn tất các thủ tục liên quan đến việc thiết lập trung tâm R&D tại Việt Nam.

Theo quy định thì doanh nghiệp phần mềm được ưu đãi về thuế, kể cả thuế nhập khẩu thiết bị, nhưng trường hợp nhập khẩu thiết bị để làm dự án R&D thì được liệt vào dạng tạm nhập tái xuất. Khi đó, doanh nghiệp phải tạm ứng tiền thuế cho đến khi nào xuất sản phẩm ra thì mới được hoàn thuế. “Điều này dẫn đến việc chôn vốn của doanh nghiệp trong một thời gian dài trong khi tiềm lực tài chính là có hạn”, ông Lệ nói.

Đồng quan điểm với ông Lệ, ông Phước cho biết: “Hiện nay doanh nghiệp rất cần vốn để phát triển, cách thu thuế nói trên sẽ làm cho doanh nghiệp đói vốn trong giai đoạn phát triển phôi thai”.

Lý giải về sự bất hợp lý trong chính sách thuế quan và thủ tục nhập khẩu, ông Dũng cho rằng khi doanh nghiệp tiếp nhận các thiết bị để lập phòng nghiên cứu tại Việt Nam thì chủ yếu là do đối tác “cho mượn” hoặc chỉ chuyển đổi địa điểm từ nước ngoài về Việt Nam chứ không có yếu tố “hình thành tài sản”. Việc chuyển giao này không phải làm thủ tục nhập khẩu, mua bán tài sản nên không có cơ sở để xác định thuế, vì thế gặp nhiều khó khăn khi làm thủ tục hải quan.

Khó khăn thứ hai là thiết bị mang về Việt Nam gồm nhiều thiết bị đã qua sử dụng, doanh nghiệp phải mất thời gian cho quy trình kiểm định nghiêm ngặt.

Giám đốc công viên Phần mềm Quang Trung đang làm việc với một đối tác nước ngoài để chuyển giao dự án R&D về Việt Nam cho biết “Đối tác nước ngoài có ý định đưa dự án này vào Khu Chế xuất Tân Thuận (Quận 7) vì sẽ không bị kiểm soát về nhập khẩu. Tuy nhiên, họ lại gặp vướng mắc sau này vì hoạt động trong khu chế xuất nhưng lại kinh doanh thực sự tại Việt Nam, sản phẩm sẽ bị đánh thuế nhập khẩu. Chính vì vậy mà doanh nghiệp này đang xem xét lại ý định chuyển giao phòng nghiên cứu và phát triển vào Việt Nam”.

Để giải quyết vấn đề này, ông Dũng cho rằng nên xem xét lại quy định kiểm định thiết bị dựa trên danh mục hiện nay, bởi, trung tâm R&D là một tổng thể hệ thống thiết bị, không nên kiểm định thiết bị rời rạc, đơn lẻ.

Bên cạnh đó, Nhà nước phải hỗ trợ cho các doanh nghiệp bằng cách xem xét lại chính sách thuế và các chính sách ưu đãi cụ thể đối với các doanh nghiệp đang thực hiện các dự án R&D.

Tác giả bài viết: Phạm Quang Tùng

Nguồn tin: Sưu tầm từ internet

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)