Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:

Nghị lực vượt khó của cô học trò mồ côi người dân tộc Dao

Thứ năm - 14/02/2013 00:07
 Nghị lực vượt khó của cô học trò mồ côi người dân tộc Dao

Nghị lực vượt khó của cô học trò mồ côi người dân tộc Dao

(Dân trí) - Bản thân là con nhà nghèo khó, bố lại mất sớm, cô học trò người dân tộc Dao Lý Thị Vui thấy cảnh người dân trong bản nghèo ốm đau mà lại không có tiền đi bệnh viện nên em muốn trở thành bác sĩ để về chữa bệnh cho dân bản.
Sinh ra và lớn lên tại Bắc Kạn, hiện tại Lý Thị Vui đang theo học tại Trường ĐH Y - dược Thái Nguyên. Ước mơ thuở nhỏ thành sự thật khi cô bé người dân tộc Dao này đã thi đỗ vào chuyên ngành Bác sĩ đa khoa và đang theo học năm thứ 5 tại trường. Chúng tôi gặp em trong một ngày nhận học bổng tại Hà Nội, gương mặt Vui rạng ngời cùng nụ cười hiền hậu duyên dáng trong bộ trang phục của dân tộc mình.
Kể về khoảng thời gian đi học trước kia, Vui bùi ngùi nhớ lại: "Từ nhà em đến trường cách 3km nhưng có nhiều dốc đá hiểm trở, có chỗ còn có cả thung lũng sâu hun hút nên cứ mỗi lần đi học là em sợ lắm. Đám bạn bè trong bản lúc nào cũng phải đợi nhau cùng đi cho dù có muộn học đi nữa, thậm chí có nhiều hôm bố mẹ phải bỏ nương rẫy để dẫn chúng em đi học. Buổi sáng đến trường, buổi chiều em lại về nhà chăn trâu và tìm măng chít để bán phụ bố mẹ. Ngày đó ở bản em chưa có điện nên buổi tối bố mẹ mua cho em một chiếc đèn dầu để ngồi học còn bố mẹ thì tranh thủ làm việc gì đó vừa để coi em học, vừa cùng thức để em không thấy sợ".
Nghị lực vượt khó của cô học trò mồ côi người dân tộc Dao
Đạt thành tích tốt trong học tập, Lý Thị Vui được về Hà Nội nhận học bổng do tổ chức doanh nghiệp trao tặng.
Khi Vui học hết cấp I và cấp II, các bạn trong bản đều bị bố mẹ bắt nghỉ học ở nhà làm việc vì quan niệm ""chỉ cần biết chữ đến thế là đủ rồi, học lên cũng không làm được gì cả"". Nhưng bố mẹ em lại chiều theo ý của em khi em nói em muốn tiếp tục được học và em cũng là người duy nhất được học hết phổ thông và thi lên đại học. Thích được làm bác sĩ nên Vui đã quyết định dự thi chuyên ngành Bác sĩ đa khoa Trường ĐH Y - dược Thái Nguyên và đã thi đỗ. Ngày ấy bố đã ôm chặt em và nói rất tự hào về con gái khiến em chỉ biết khóc mà không nói được lời nào.
Nhưng rồi tai họa ập đến với gia đình cô bé hiếu học này khi không lâu sau cha của em bị tai nạn giao thông và ra đi mãi mãi bỏ lại 4 mẹ con trong căn nhà rách nát. Không còn bố, một mình mẹ tần tảo làm lụng nuôi cả gia đình nhưng vẫn không quên động viên các con cố gắng học. Hiểu được nỗi vất vả của gia đình và nhớ tới ánh mắt tràn đầy hi vọng của cha lúc còn sống, mấy anh em Vui đều cố gắng học tốt. Hiện anh trai Vui đang học trung học chuyên nghiệp ở Hà Nội, còn em út theo học Cao đẳng Y Hải Dương. Nỗi nhọc nhằn của mẹ càng nhân lên gấp bội nên ngoài giờ học mấy anh em đều đi làm thêm đủ các việc để mẹ không phải gửi tiền lên. Riêng bản thân Vui trong suốt 5 năm học đều là sinh viên giỏi có thành tích tốt và được cử đi học lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng.
Nghị lực vượt khó của cô học trò mồ côi người dân tộc Dao
Đang là sinh viên năm 4 trường Y Dược Thái Nguyên, Lý Thị Vui mơ ước ra trường sẽ chữa bệnh cho bà con dân bản.
Bản thân là người dân tộc thiểu số nên việc học tập và cuộc sống của Vui gặp không ít khó khăn từ việc ăn ở sinh hoạt hàng ngày đến việc tiếp cận những kiến thức xã hội, đặc biệt là những thiết bị điện, máy. Vui bẽn lẽn kể lại lần đầu tiên khi nhìn thấy chiếc máy vi tính: ""Lên đại học thấy các bạn chỉ chiếc máy vi tính em ngạc nhiên lắm vì chưa bao giờ nhìn thấy cả. Ngày đó em cũng chưa biết sử dụng như thế nào nên cứ lóng nga lóng ngóng làm các bạn cũng buồn cười làm em ngại đỏ cả mặt. Về sau em nhìn các bạn thao tác để bắt chước theo, còn những điều chưa hiểu thì em nhờ cô giáo chỉ cho em"".
Năm năm theo học ở trường ĐH Y - dược Thái Nguyên, giờ đây ước mơ được làm bác sĩ thực thụ sắp thành hiện thực, cô bé nghèo hạnh phúc lắm. Kể lại những lần đi thực tế khám bệnh tại bệnh viện em không khỏi nghẹn ngào khi nhắc đến những bệnh nhân nghèo có khi còn không có nổi tiền ăn. Xuất thân từ gia đình nghèo khó, Vui càng hiểu được sâu sắc vấn đề vướng mắc của họ nên ngoài việc chuyên môn em gần gũi nói chuyện, động viên để họ ở lại tiếp tục chữa bệnh. Càng gần người bệnh, em hiểu hơn về ""giá trị của cuộc sống"" và càng thấy phải trân trọng hơn những điều hiện tại mình đang có. Hàng ngày cùng các thầy cô giáo, cô học trò nhỏ tới bệnh viện khám lâm sàng rồi đến buổi tối lại đi trực. Công việc bận rộn cứ đều đều nhưng lại khiến em say mê và yêu thích đặc biệt. ""Lương y như từ mẫu"" - Vui luôn tâm niệm câu nói ấy đối với ngành của mình để cố gắng phấn đấu không chỉ ở trình độ, kiến thức chuyên môn mà cả ở việc trau dồi đạo đức, tư cách của một người bác sĩ.

Phạm Oanh

Nguồn tin: Dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)