Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:

Hiệp định sơ bộ 6/3/1946: Mẫu mực tuyệt vời về sách lược tận dụng thời cơ

Thứ hai - 14/12/2009 11:09
Hiệp định sơ bộ 6/3/1946: Mẫu mực tuyệt vời về sách lược tận dụng thời cơ

Hiệp định sơ bộ 6/3/1946: Mẫu mực tuyệt vời về sách lược tận dụng thời cơ

Trong bối cảnh lịch sử năm 1946, việc ký Hiệp định sơ bộ là một quyết định sáng suốt, một mẫu mực tuyệt vời về sách lược, về việc tận dụng thời cơ, về sự nhân nhượng có nguyên tắc

Sau cuộc gây hấn ở Sài Gòn ngày 23/9/1945, quân Pháp dựa vào sức mạnh binh lực và hỏa lực đánh chiếm dần Nam Bộ, đánh lấn ra Nam Trung Bộ... từng bước thực hiện âm mưu xâm lược Đông Dương lần thứ hai.

Song, để có thể đưa quân ra Bắc chiếm toàn bộ Đông Dương, để tránh những thiệt hại nếu xảy ra xung đột với 20 vạn quân Tưởng đang ở Bắc vĩ tuyến 16, Pháp phải đạt được thỏa thuận với Trùng Khánh để có thể thực hiện việc thay thế quân Tưởng một cách hòa bình.

Pháp cũng buộc phải toan tính cẩn thận trước khi đưa quân ra miền Bắc Việt Nam trong việc thương lượng để đạt được một thỏa thuận ngoại giao với Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa, bảo đảm cho việc thay quân được thuận lợi, tránh ngọn lửa yêu nước của nhân dân Việt Nam đang bốc cao chống lại quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập mới được giành lại. Điều này được chính Lơ-cléc - chỉ huy tối cao quân đội Pháp tại Viễn Đông thừa nhận: Chúng ta đổ bộ lên, nhưng chúng ta chắc chắn phải đụng chạm với quân Tưởng - có nghĩa là sẽ gặp những khó khăn quốc tế - và trước mặt chúng ta là cả một đất nước nổi loạn còn gay go ác liệt hơn cả Nam kỳ.

Ngày 28/2/1946, Hiệp ước Hoa-Pháp được ký. Theo thỏa ước này, Chính quyền Tưởng đồng ý để quân Pháp thay thế quân Tưởng vào miền Bắc Việt Nam với danh nghĩa giải giáp quân Nhật ở Bắc Đông Dương. Đổi lại, Pháp có những nhân nhượng quan trọng về kinh tế và chính trị với Trùng Khánh.

Dù ký với Pháp Hiệp ước 28/2 nhưng các tướng lĩnh quân đội Tưởng ở Đông Dương vẫn gây khó khăn cho Pháp trong chuyện thay quân để đòi thêm những quyền lợi vật chất ở Việt Nam. Quân Tưởng ở Bắc Việt Nam cũng không dám để Pháp đơn phương đổ quân lên Hải Phòng vì Pháp chưa đạt được thỏa hiệp với Việt Nam.

Tuy vậy, mâu thuẫn Hoa - Pháp lúc này tạm dịu lại. Cả hai đều muốn dàn xếp với ta để quân Pháp kéo vào miền Bắc.  

Chúng ta phải đương đầu với một tình thế bị áp đặt từ bên ngoài.

Nếu Chính quyền cách mạng phát động chiến tranh tự vệ chống lại quân Pháp ra Bắc theo Hiệp ước Hoa - Pháp, có nhiều nguy cơ Việt Nam còn phải chống cả quân Tưởng còn đồn trú ở đây.

Lợi ích cao nhất của cách mạng lúc này là tránh phải đối phó một lúc với nhiều kẻ thù.

Với nhãn quan chính trị sáng suốt và sự nhạy bén trước chuyển biến mau lẹ của tình hình, khi cả hai đối phương đều cần đến phía Việt Nam để tìm một giải pháp có thể chấp nhận được để tránh cuộc xung đột lan rộng, Hồ Chí Minh đã kịp thời quyết định ký Hiệp định sơ bộ vào chiều 6/3/1946 với những điều kiện có lợi nhất cho phía Việt Nam, phù hợp với cục diện tình hình và tương quan lực lượng.

Với bản Hiệp định này, Chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hòa đã biến thỏa thuận tay đôi Pháp-Hoa thành thỏa thuận tay ba, sử dụng điều khoản thay quân trong Hiệp ước Pháp-Hoa để đẩy nhanh quân Tưởng ra khỏi miền Bắc Việt Nam - bằng cách đó, nhanh chóng và không tốn sức, loại trừ được một kẻ thù nguy hiểm của cách mạng là quân Tưởng và lũ tay sai của chúng. Điều này làm thay đổi tương quan lực lượng của ta với đối phương theo chiều hướng có lợi cho ta. Chúng ta chỉ còn phải tập trung lực lượng dồn sức để kháng chiến và kiến quốc, chuẩn bị đối phó với cuộc chiến đấu đang đến gần.

Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa ký với nước ngoài, đã tạo cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam sau đó, mở ra những cơ hội, mở rộng khuôn khổ của những cuộc tiếp xúc Việt - Pháp sau đó: Hội nghị trù bị Đà Lạt (19/4 “ 11/5/1946), Hội nghị Phông-ten-nơ-blo (6/7 “ 1/8/1946), chuyến thăm Pháp của đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam (25/4 “ 16/5/1946), chuyến thăm Pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bản Tạm ước 14/9/1946... Qua những hoạt động này, dư luận Pháp hiểu biết hơn về tình hình Việt Nam và quan hệ Pháp - Việt, chúng ta cũng tranh thủ thêm được thời gian để chuẩn bị đối phó với âm mưu không thay đổi và những hành động phá hoại Hiệp định sơ bộ của giới cầm quyền hiếu chiến Pháp.

Trong bối cảnh lịch sử năm 1946, việc ký Hiệp định sơ bộ là một quyết định sáng suốt, một mẫu mực tuyệt vời về sách lược, về việc tận dụng thời cơ, về sự nhân nhượng có nguyên tắc.

Ngày 7/3/1946, trong một cuộc mít tinh, khi giải thích với đồng bào về Hiệp định sơ bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: ... chọn thương lượng thay vì đánh nhau chính là bằng chứng hiểu biết về chính trị. Những hoạt động ngoại giao phong phú trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người đều chứng tỏ điều đó. Đường lối ngoại giao Việt Nam muốn là bạn và là đối tác tin cậy với các nước hôm nay cũng chứng tỏ điều đó. Xu thế hướng đến hòa bình, hợp tác và phát triển của thế giới hôm nay đang đặt ra yêu cầu như vậy./.

Tác giả bài viết: Phạm Quang Tùng

Nguồn tin: Internet

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)