Chuyên cung cấp tài liệu


Từ khóa cần tìm:

Phép biện chứng duy vật

Thứ tư - 09/07/2008 14:17
Phép biện chứng duy vật

Phép biện chứng duy vật

Phép biện chứng là một công cụ rất hữu hiệu cho tư duy của chúng ta. Nó được rèn luyện thông qua các môn mà sinh viên gọi là môn tụng kinh, môn học ác mộng, môn học đứa nào cũng ghét, môn học mà học xong mình chẳng biết gì về nó là các môn: Triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học, lịch sử đảng và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Phép biện chứng xuyên suốt tất cả các môn học này, nó là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ học thuyết của Mác và vận dụng của Lê nin vào điều kiện của một nước Nga tư bản và sự vận dụng sáng tạo của Hồ Chí Minh.

 Khi học chủ nghĩa duy vật biện chứng ta hay gặp khái niệm vật chất “ ý thức, các cặp phạm trù cái chung - cái riêng, hình thức - nội dung ...
 Nhưng nói ngắn gọn phép biện chứng dựa trên 3 qui luật:
 - Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập: Trong sách triết học nói nó là động lực của sự phát triển. Nhưng chẳng ai giải thích sâu hơn là đối lập thế nào? Tại sao lại phải thống nhất lại còn đấu tranh với nhau? Nếu xét theo lăng kính của phương Đông đặc biệt trong tác phẩm Kinh Dịch: Thì âm dương luôn tồn tại, không có cái nào độc dương, độc âm mà tồn tại được trong dương có âm trong âm có dương. Âm dương hài hoà, cân bằng thì vật đó bền vững, sinh sôi. Âm dương không cân bằng thì nó rối loạn diệt vong. Đó chẳng phải là hai khái niệm về bản chất là giống nhau thể hiện cùng một chân lý phổ quát của tự nhiên hay sao?
Đem vào ứng dụng trong thực tế thì: Khi học về định luật niutơn về cơ học ta có biết rằng khi tác dụng vào một vật một lực thì vật đó sinh ra phản lực có độ lớn ngang bằng nhưng ngược chiều thì chẳng phải là ứng dụng của quy luật thống nhất đó ư. Một vật muốn chuyển động thì phải tác dụng vào vật khác nếu không có vật khác thì cho dù anh có khoẻ đến đâu thì cũng chết như anh chàng ở trong chuyện tôi nắm đầu tôi nhấc lên là ra khỏi vũng bùn ngay thôi.
Suy rộng ra thì mỗi sự vật muốn phát triển thì phải từ nội tại của nó mà sinh ra mâu thuẫn rồi tự giải quyết mâu thuẫn, khi mâu thuẫn được giải quyết thì sự vật đã biến đổi thành một cái khác cao hơn nó vốn có.
 - Quy luật phát triển: A là A mà không phải là A vì nó đã biến thành B tại một thời điểm nào đó. Nó luôn có tính kế thừa và do mâu thuẫn bên trong nó quy định nó là nó mà không phải là cái khác tại một thời điểm nào đó.
- Quy luật lượng chất: Mỗi chất lại quy định một lượng mới phù hợp với nó. Ta nấu cơm nếu đủ gạo thì ta gọi là cơm, nếu ít gạo mà nhiều nước thì gọi là cháo. Đơn giản vậy thôi.
 Phân tích các quy luật thì có thể dễ nhưng linh hồn của phép biện chứng là vận dụng hài hoà và có cái nhìn khác về các quy luật đó: Đó là nhìn sự vật trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể, điều kiện cụ thể, mang tính kế thừa cụ thể của thời gian mà sự vật cần xem xét. Điều này không phải ai cũng nhìn ra, vì để xem xét và dự đoán được hoàn cảnh và thời gian của sự vật, sự việc cần xem xét đòi hỏi một cách cụ thể nhưng lại riêng lẻ với sự việc đó. Người ứng dụng tài tình phương pháp này một cách dễ hiểu là chàng thám tử đại tài Sherlock Holmes của Conan Doyle. Ông dự đoán và vạch ra bằng chứng rất khoa học, mọi sự vật đều để lại dấu vết, để lại chi tiết, nếu nó là điều không thể xảy ra thì đó chính là chốt của vấn đề, và chỉ cần lần ra đầu mối sẽ tương tác với các dấu vết khác rồi tìm ra thủ phạm. Đọc truyện này ta không bao giờ thấy ngài Holmes không cố tưởng tượng ra trình độ của kẻ gây án để dự đoán và kiểm nghiệm tình huống, quả thực ông Conan Doyle thật tài tình trong việc vận dụng phép biện chứng mà nhiều người đã bị cuốn hút vào điều đó theo một logic, gây tò mò và tưởng tượng cho độc giả cực lớn, cộng thêm tài năng văn chương của tác giả khiến nó trở nên nổi tiếng nhất thế giới.

Tác giả bài viết: Phạm Quang Tùng

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
lê thị kim quý - 07/10/2011 19:12
Trong văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI(1986) Đảng đã chỉ rõ :" đường lối mới của cách mạng Việt Nam là đổi mới toàn diện xa hội, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, trong đổi mới kinh tế trước hết phải đổi mới tư duy đặc biệt là tư duy kinh tế". Vận dụng 2 nguyên lý và các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật để làm sáng tỏ nội dung mới cảu Đảng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và đối ngoại từ 1986 đến nay. thầy giúp e trả lời câu này nhé
conangbuongbinh - 20/03/2011 12:59
Lênin viết:"Muốn thật sự hiêu sự vât cân phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và quan hệ gián tiếp với sự vật đó" và
"logic biện chứng đòi hỏi phải xem xét sự vật trong sự phát triển, trong sự tự vân động...,trong sự biến đổi của nó"
thầy ơi! em đoc sách mà không nắm được ý nghĩa của 2 câu này lắm, thầy giúp em phân tích rõ hơn được không thầy! em cảm ơn thầy!
hieu thy - 16/02/2011 09:22
thay giup em tra loi cau nay nha.vi sao moi duong loi chu truong cua dang, nha nuoc phai xuat phat tu thuc te khach quan.em cam on thay nhiu
nguyễn hoà bình - 14/01/2011 10:28
những người theo chủ nghĩa mác đều ca ngợi phương pjháp biện chứng và phủ nhận phương pháp nhận thức siêu hình chính vì vậy trong tư duy nhận thức của mọi người về các vấn đề xã hội chủ yếu có hai luồng tư tưởng -tô hồng -bôi đen không có ai có tư duy theo phương phấp nhận thức siêu hình tức là người ta chưa nhận thức được sự vật ấy là cái gì người ta đã ca ngợi hoặc phê phán tùm lum ví dụ xã hội XHCN là gì cơ cấu tổ chức xã hội ra sao nó khác xã hội tư bản ở điểm nào người ta còn chưa phân tích rõ vậy mà một bên thì cứ ca ngợi ,một bên lại ra sức bôi đen vậy thầy nghĩ sao nếu em cho rằng phương pháp nhận thức biện chững là không khoa học thậm chí nó còn đưa nhận thức của chúng ta đến sai lầm trước đây điểm đẻ chúng ta phân biệt XHXHCN và tư bản chủ nghĩa đến nay tieu chí ấy không còn tư bản có sở hữu tư nhân .sở hữu nhà nước tư bản có đa đảng ,có một đảng lãnh đạo vậy ta phân biệt bằng nội dung gì đây có lẽ phải thay đổi ngay trong phương pháp nhận của thức của mỗi người thày có nghĩ vậy không
comet - 12/12/2010 17:15
P.Ăng ghen nói: "Sự phát riển về chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật... Là dựa vào sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả chung đều có ảnh hưởng lẫn nhau và cùng tác động đến cơ sở kinh tế". Luận điểm này nhấn mạnh quan điểm nào trong quan niệm duy vật lịch sử. Hãy phân tích.
thầy có thể phân tích giúp em được không, vì mới học mà cô cho bài tập nên em không biết phải tìm tài liệu và phải làm như thế nào. Nếu được cảm ơn thầy rất nhiều.
1, 2  Trang sau
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
(Chú ý: Website đang trong giai đoạn hoạt động thử nghiệm, đang định xin giấy phép MXH của Bộ TT & TT)
Lên đầu trang
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)