Công tác quản lý vốn cố định tại Công ty cơ giới và xây lắp số 13
Đăng ngày 21-07-2012 Lúc 08:36'- 1954 Lượt xem
Giá: 5 000 VND / 1 Tài liệu
PHẦN I
 
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN VÀ VAI TRÒ CỦA
VỐN TRONG SXKD
 
I/Khái niệm của vốn trong doanh nghiệp:
Vốn trong doanh nghiệp là hình thái giá trị của toàn bộ TLSX được doanh nghiệp sử dụng trong sản xuất kinh doanh.
Như vậy khi xét  về hình thái vật chất, vốn bao gồm hai yếu tố cơ bản là tư liệu lao động và đối tượng lao động. Đối tượng lao động tạo nên thực thể của sản phẩm. Còn hai bộ phận  này đều là những nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp.
Xét về mặt gía trị thì ta thấy : gía trị của đối tượng lao động được chuyển một lần vào giá trị sản phẩm. Còn giá trị của tư liệu lao động do nó tham gia nhiều lần vào quá trình sản xuất nên giá trị của nó được chuyển vào giá trị sản phẩm qua hình thức khấu hao.
Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại vốn, nếu căn cứ vào công dụng kinh tế của vốn, người ta chia  vốn thành hai loại: vốn cố định và vốn lưu động.
II/Vốn cố định:
1/Khái niệm và cách phân loại tài sản cố định.
1.1/ Khái niệm tài sản cố định:
Để tiến  hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải có các yếu tố : sức lao động, các tư liệu lao động  và đối tượng lao động.
Khác với đối tượng lao động, các tư liệu lao động là những phương tiện vật chất mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng, biến đổi nó theo mục đích của mình
Bộ phận quan trọng nhất trong các tư liệu lao động sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tài sản cố định. Đó là những tư liệu lao động chủ yếu được sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, các công trình kiến trúc.
Các tư liệu lao động được xếp vào tài sản cố định phải có đủ hai tiêu chuẩn sau :
-      Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên.
-      Phải đạt giá trị tối thiểu ở một mức quy định. Tiêu chuẩn này được quy định riêng đối với từng nước và có thể được điều chỉnh cho phù hợp với mức giá cả của từng thời kỳ ( hiện nay là  10.000.000 đ trở lên ).
Từ những nội dung đã trình bày ở trên, có thể rút ra khái niệm về tài sản cố định như sau : tài sản cố định trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và những tài sản khác có gía trị lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2/ Phân loại tài sản cố định :
1.2.1/ Phân loại tài sản cố định theo hình thái biểu hiện :
Theo phương pháp này toàn bộ tài sản cố điịnh của doanh nghiệp được chialàm hai loại : Tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định  vô hình .
-      Tài sản cố định  hữu hình là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất, có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kì kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc,  máy móc thiết bị, phương tiện vận tải.
-      Tài sản cố định vô hình là những tài sản cố định  không có hình thái vật chất cụ thể , thể hiện một lượng giá trị  đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp như chí phí thành lập doanh nghiệp, chi phí về mua bằng phát minh sáng chế, bản quyền tác giả.
1.2.2/ Phân loại tài sản cố định theo công dụng kinh tế :
Theo phương pháp này có thể chia tài sản cố định làm hai loại lớn : tài sản cố định  dùng trong sản xuất kinh doanh  và tài sản cố định  dùng ngoài sản xuất kinh doanh.
-      Tài sản cố định  dùng trong sản xuất kinh doanh  là những tài sản hữu hình và vô tình trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm nhà cửa, vật kiến trúc, thiết bị động lực, máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải và những tài sản cố định không có hình thái vật chất khác.
-      Tài sản cố định  dùng ngoài sản xuất kinh doanh là những tài sản cố định  dùng cho phúc lợi công cộng, không mang tính chất sản xuất kinh doanh như nhà cửa, phương tiện dùng cho sinh hoạt văn hoá, thể dục thể thao, các công trìng phúc lợi tập thể.
1.2.3/ Phân loại tài sản cố định  theo tình hình sử dụng :
      Căn cứ vào tình hình sử dụng tài sản cố định  của từng thời kỳ, có thể chia toàn bộ tài sản cố định  trong doanh nghiệp thành các loại :
-      Tài sản cố định  đang sử dụng là những tài sản cố định  của doanh nghiệp đang sử dụng cho các hoạt động kinh doanh hay các hoạt động khác của doanh nghiệp.
-      Tài sản cố định  chưa cần dùng là những tài sản cố định  cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác của doanh nghiệp, song hiện tại chúng chưa cần dùng, đang dự trữ để sử dụng sau này.
-      Tài sản cố định  không cần dùng và chờ thanh lý là những tài sản cố định  không cần thiết hay không phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cần được thanh lý, nhượng bán để  thu hồi vốn đầu tư đã bỏ ra ban đầu.
1.2.4/: Phân loại tài sản cố định  theo mục đích sử dụng:
Theo tiêu thức này, toàn bộ tài sản cố định  của doanh nghiệp được chia làm ba loại:
-      Tài sản cố định  dùng cho mục đích kinh doanh là những tài sản cố định do doanh nghiệp sử dụng cho các mục đích kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm tài sản cố định  hữu hình và tài sản cố định  vô hình.
-      Tài sản cố định  dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp an ninh quốc phòng.
-      Tài sản cố định  bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ nhà nước.
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)