Vai trò của Nhà nước đối với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta
Đăng ngày 05-05-2012 Lúc 04:11'- 2440 Lượt xem
Giá: 5 000 VND / 1 Tài liệu
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ Ở NƯỚC TA
 
2.1. Định hướng cho quá trình công nghiệp hoá
2.1.1. Việc đề ra muc tiêu chiến lược kế hoạch bước đi của công nghiệp hoá
Thực hiện công nghiệp hoá nhằm tạo ra những chuyển biến cơ bản về kinh tế, trên cơ sở đó góp phần cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân đảm bảo công bằng xã hội. Nhưng việc xác định phương hướng bước đi của công nghiệp hoá hiện nay còn nhiều thiếu xót bất cập. Tuy nhà nước đã ưu tiên đầu tư cho phát triển kinh tế nhưng chưa giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng. Các chính sách kinh tế của nhà nước chưa gắn bó hữu cơ với các chính sách xã hội. Chính sách xoá đói giảm nghèo đã được triển khai nhưng phương pháp thực hiện chưa hữu hiệu, tốc độ còn chậm. Phương hướng và bước đi thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá chưa gắn bó chặt chẽ với phương hướng và bước đi thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chưa định hướng phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn để phát huy có hiệu quả nguồn lực và lợi thế của đất nước.
Định hướng phát triển vẫn còn khá dàn trải, chưa đều cho các ngành, chưa khai thác và động viên có hiệu quả mọi nguồn lực có sẵn trong nước. Tuy nhà nước ta đã cố gắng tích cực tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài phù hợp với khả năng tiếp thu, quản lý và sử dụng công nghệ, nhân lực nhưng không có chính sách kiểm tra giám sát chặt chẽ nên vẫn còn nhiều lãng phí, kém hiệu quả. Nhà nước chưa thúc đẩy nhanh chóng quá trình đổi mới thiết bị, công cụ lao động trong các ngành kinh tế quốc dân, đặc biệt là các ngành trọng điểm.
Việc lựa chọn mục tiêu các giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế của nhà nước còn nhiều thiếu xót, chủ quan, nóng vội, duy ý chí, vượt qua khả năng thực hiện.
 
2.1.2. Thực trạng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với bước đi của quá trình công nghiệp hoá
Nước ta khi bước vào thời kì đổi mới đã phải tiếp nhận thực trạng của một cơ cấu kinh tế mang nặng đặc trưng của một nước nông nghiệp lạc hậu. Sau nhiều kế hoạch phát triển kinh tế lần lượt các mô hình cơ cấu kinh tế được hình thành, song cho đến cuối những năm 80 nền kinh tế về cơ bản vẫn là cơ cấu kinh tế cũ lạc hậu và kém hiệu quả mà việc cấu trúc lại không phải là đơn giản. Qua hơn 10 năm đổi mới cơ cấu kinh tế bước đầu có sự chuyển biến đáng khích lệ: Tỷ trọng công nghiệp và xây dưng trong GDP từ 22,7% năm 1990 tăng lên 30,1% năm 1995; tỷ trọng ngành dịch vụ từ 38,6% năm 1990 tăng lên 42,4% năm 1995.Nước ta đã chuyển hẳn sang một thời kì mới, thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá, phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá để đến năm 2000 về cơ bản nước ta trở thành một nước công nghiệp.
Tuy vậy nhưng về cơ cấu ngành kinh tế, nhà nước chưa thúc đẩy nhanh các vùng tập chung chuyên canh, chậm đưa công nghệ sinh học và các phương pháp canh tác tiên tiến vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản xuất khẩu chưa phát triển, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cơ bản thiết yếu còn ít ỏi nhỏ bé. Ngành cơ khí chưa hướng vào sản xuất công cụ thiết bị phục vụ sản xuất nông lâm ngư nghiệp, thiết bị phục vụ công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản...
Nhà nước chưa chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế cho phù hợp với bước đi của công nghiệp hoá hiện đaị hoá. Tỷ trọng GDP của ngành nông nghiệp vẫn còn ở mức cao, tỷ suất hàng hoá nông lâm sản thấp, tỷ trọng hàng xuất khẩu nhỏ bé manh mún.
Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong tổng GDP còn thấp. Công nghiệp chế biến nông lâm hải sản và công nghiệp chế biến hàng tiêu dùng để xuất khẩu phát triển chậm
 
2.1.3. Tạo nguồn lực cho tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)