Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế (2)
Đăng ngày 21-06-2012 Lúc 02:23'- 1808 Lượt xem
Giá: 5 000 VND / 1 Tài liệu
CHƯƠNG I: Lý luận về đào tạo và phát triển Nguồn nhân lực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế
I. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
1) Khái niệm
_ Đào tạo  và phát triển là các hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của xã hội
   Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, để họ có thể đảm nhận được một công việc nhất định
Đào tạo nguồn nhân lực bao gồm 2 nội dung là :
Đào tạo kiến thức phổ thông
Đào tạo kiến thức chuyên nghiệp
    Phát triển nguồn nhân lực  là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất địn để nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động
 Như vậy có thể thấy là đào tạo nguồn nhân lực là một  nội dung của phát triển nguồn nhân lực. Đào tạo nguồn nhân lực chỉ nhằm giúp cho người lao động nâng cao trình độ và kỹ năng của mình trong công việc hiện tại, giúp cho người lao động thực hiện có hiệu quả hơn chức năng và nhiệm vụ của mình. Còn phát triển thì có phạm vi rộng hơn, nó không chỉ bó hẹp trong việc phục vụ cho công việc hiện tại mà còn nhằm mở ra cho họ những bước phát triển mới trong tương lai, giúp họ hoàn thiện hơn trên mọi phương diện.
2) Các chương trình đào tạo
 
+) Định hướng lao động: Mục đích của chương trình này là phổ biến thông tin ,định hướng và cung cấp kiến thức mới cho người lao động
+) Phát triển kỹ năng: Những người lao động phải đạt được những kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc và các kinh nghiệm để họ đạt được các kỹ năng mới khi công việc của họ thay đổi hoặc có sự thay đổi về máy móc công nghệ
+) Đào tạo an toàn: loại đào tạo này được tiến hành để ngăn chặn và giảm bớt các tai nạn lao động và để đáp ứng đòi hỏi của luật pháp
+) Đào tạo nghề nghiệp: Nhằm tránh việc kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp bị lạc hậu. Việc đào tạo này nhằm phổ biến các kiến thức mới hoặc các kiến thức thuộc lĩnh vực liên quan đến nghề mang tính đặc thù
+) Đào tạo người giám sát và quản lý: Những người quản lý và giám sát cần được đào tạo để biết cách ra các quyết định  hành chính và cách làm việc với con người
II. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
1) Khái niệm
Cơ cấu kinh tế là tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau trong một không gian và thời gian nhất định, trong những điều kiện xã hội cụ thể, hướng vào thực hiện các mục tiêu đã định
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi của cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển
Thực chất của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự phát triển không đều giữa các ngành, các lĩnh vực, các bộ phận... nơi nào có tốc độ phát triển cao hơn tốc độ phát triển chung của nền kinh tế thì sẽ tăng tỉ trọng, ngược lại nơinào có tốc độ phát triển chậm hơn tốc độ phát triển chung của nền kinh tế thì sẽ giảm tỉ trọng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý là sự chuyển dịch sang một cơ cấu kinh tế có khả năng tái sản xuất mở rộng cao, phản ánh được năng lực khai thác, sử dụng các nguồn lực và phải phù hợp với các quy luật, các xu hướng của thời đại
2) Phân loại cơ cấu kinh tế
_ Cơ cấu ngành kinh tế: là tổ hợp các ngành hợp thành các tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối liên hệ giữa các nhóm ngành của thành nền kinh tế quốc dân.
_ Cơ cấu kinh tế lãnh thổ: được hình thành bởi việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý. Trong cơ cấu ngành kinh tế lãnh thổ có sự biểu hiện của cơ cấu ngành trong điều kiện cụ thể của không gian lãnh thổ. Tuỳ theo tiềm năng phát triển kinh tế gắn với sự hình thành phân bố dân cư trên lãnh thổ để phát triển tổng hợp hay ưu tiên một vài ngành kinh tế nào đó
_ Cơ cấu thành phần kinh tế biểu hiện hệ thống tổ chức kinh tế với các chế độ sở hữu khác nhau có khả năng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội.
Cơ cấu thành phần kinh tế cũng là một nhân tố tác động đến cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu vùng lãnh thổ trong quá trình phát triển
Ba loại hình kinh tế trên dặc trưng cho cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân. Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó cơ cấu ngành kinh tế có vai trò quan trọng hơn cả. và cơ cấu ngành kinh tế cũng phản ánh phần nào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội của một quốc gia. Chính vì vậy mà sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có quan hệ mất thiết tới sự chuyển dịch cơ cấu lao động
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)