Bảo hiểm Việt Nam thực trạng và giải pháp
Đăng ngày 20-06-2012 Lúc 03:08'- 3431 Lượt xem
Giá: 5 000 VND / 1 Tài liệu

II.NỘI DUNG:

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG

1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ RA ĐỜI CỦA BẢO HIỂM:

Hình thức sơ khai nhất của bảo hiểm đó là hình thức dự trữ để đề phòng những rủi ro bất trắc có thể xảy ra. Sau này con người nhận thấy dự trữ có tổ chức hoặc dự trữ theo nhóm có hiệu quả hơn dự trữ cá nhân. Vào những năm 2.500 TCN ở Ai Cập những người thợ đẽo đá đã biết thiết lập quỹ để giúp đỡ nạn nhân của các vụ tai nạn. Khi thương nghiệp phát triển, các thương gia, thay vì tự tích cóp, người ta có thể vay tiền để đủ tiền cho một chuyến hàng. Vay cũng là một hình thức tự bảo hiểm khi họ cần những khoản chi tiêu đột suất. Ở Babylon (năm 1700 năm TCN) và ở Athen (năm 500 TCN) đã xuất hiện hệ thống vay mượn lãi suất cao. Tuy nhiên hình thức này có thể dẫn tới những khoản nợ chồng chất do lãi suất cao. Vì vậy, sau này đã xuất hiện hình thức góp cổ phần. Hình thức này giảm được gánh nặng tổn thất cho một người vì nó được chia cho nhiều người cùng gánh chịu. Tuy nhiên những người tham gia góp cổ phần sẽ mất nhiều thời gian để tìm đối tác, phải dàn xếp, thoả thuận chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi. Những hạn chế của các biện pháp tự bảo hiểm đã tạo điều kiện cho hình thức bảo hiểm ra đời. Những thoả thuận bảo hiểm đầu tiên xuất hiện gắn liền với hoạt động giao lưu, buôn bán bằng đường biển. Bản hợp đồng bảo hiểm cổ nhất còn lưu lại được phát hành tại Genoa- Italia vào năm 1347. Như vậy bảo hiểm hàng hải là loại bảo hiểm đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của bảo hiểm.
Khi xã hội phát triển, các hình thức cổ truyền không còn đảm bảo an toàn cho cuộc sống cá nhân và cộng đồng nữa do vậy các loại bảo hiểm khác đã ra đời. Năm 1667 công ty bảo hiểm hoả hoạn đầu tiên ra đời tại Anh. Năm 1762, công ty bảo hiểm nhân thọ Equitable là công bảo hiểm nhân thọ đầu tiên ra đời tại Anh. Cuối thế kỷ 19 hàng loạt các nghiệp vụ bảo hiểm đã ra đời như: bảo hiểm ô tô, bảo hiểm máy bay, bảo hiểm trách nhiệm dân sự…

1.2 NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ CÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM

1.2.1 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM

Bảo hiểm hoạt động theo quy luật số đông: Quy luật này giúp các nhà bảo hiểm ước tính xác suất rủi ro nhận bảo hiểm, nhằm giúp tính phí và quản lý các quỹ dự phòng của công ty bảo hiểm.
Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm: Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản, quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm.
Nguyên tắc trung thực tuyệt đối:
Thứ nhất, là đối với người tham gia bảo hiểm: đó chính là bổn phận khai báo đầy đủ chính xác tất cả các yếu tố quan trọng có liên quan để giúp công ty bảo hiểm giảm chi phí điều tra rủi ro.
Đối với người bảo hiểm: Công ty bảo hiểm  có nhiệm vụ phải cung cấp đầy đủ, chính xác những thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều khoản, giải đáp những thắc mắc cho khách hàng.
Nguyên tắc “nguyên nhân gần”: Nguyên nhân gần là nguyên nhân chủ động hữu hiệu và chi phối sự việc dẫn đến tổn thất cho đối  tượng  được bảo hiểm. Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường nếu nguyên nhân gần là nguyên nhân thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
Nguyên tắc bồi thường và nguyên tắc khoán: Nguyên tắc bồi thường: Mục đích của nguyên tắc bồi thường là khôi phục tình trạng ban đầu hoặc một phần theo mức độ thiệt hại cho người tham gia bảo hiểm. Nguyên tắc bồi thường chỉ áp dụng cho  bảo hiểm thiệt hại và bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
 Nguyên tắc khoán: Người ta áp dụng nguyên tắc khoán mà số tiền được ấn định trước trong các hợp đồng bảo hiểm và tách biệt với khái niệm bồi thường. Nguyên tắc này được áp dụng trong các nghiệp vụ bảo hiểm con người và bảo hiểm nhân thọ. Nguyên tắc thế quyền đòi bồi hoàn: Khi rủi ro do một bên thứ ba gây ra và phải gánh chịu một phần tổn thất thì công ty bảo hiểm sẽ bồi thường đúng giá trị tổn thất. Sau khi đã nhận đủ tiền bồi thường, người được bảo hiểm phải uỷ quyền cho công ty đòi lại phần trách nhiệm của bên thứ ba gây ra.
Nguyên tắc đóng góp tổn thất: Nguyên tắc này quy định khi các công ty cùng bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm bị tổn thất có nghĩa vụ đóng góp bồi thường theo tỷ lệ phần trăm trách nhiệm đã nhận bảo hiểm.

1.2.2) CÁC LOẠI HÌNH BẢO HIỂM CƠ BẢN

Căn cứ vào tính chất hoạt động, bảo hiểm được chia thành bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thương mại (BHTM). 
a)bảo hiểm xã hội: BHXH là loại hình  bảo hiểm được thực hiện không vì mục đích lợi nhuận. BHXH là chính sách xã hội của nhà nước nhằm tạo lập quỹ tài chính tập trung nhằm tài trợ cho người lao động gặp rủi ro. BHXH có 5 chế độ chi trả sau: trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất. BHXH đã mở rộng quyền cho người lao động, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, trợ giúp các chính sách kinh tế xã hội của nhà nước, đảm bảo cho quản lý và an ninh lâu dài của nhà nước. Tuy vậy BHXH vẫn còn nhiều tồn tại: thứ nhất, BHXH chỉ áp dụng đối với các đối tượng là người lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan hành chính sự nghiệp. Thứ hai, bảo hiểm chỉ giới hạn trong 5 chế độ chi trả đã kể trên, và trong mỗi chế độ đó còn hạn chế phạm vi được bảo hiểm.. Thứ ba, mức độ chi trả BHXH hiện nay vẫn còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu mong đợi của người lao động. Thứ tư, thủ tục chi trả chế độ BHXH còn mang tính quan liêu, hành chính ... gây khó khăn cho người lao động.
b)Bảo hiểm y tế: Cũng giống như bảo BHXH, BHYT hoạt động không vì mục đích kinh doanh. BHYT là chính sách xã hội do nhà nước tổ chức thực hiện nhằm huy động sự đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động, các tổ chức và cá nhân để thanh toán chi phí khám chữa bệnh. Quyền lợi được bảo hiểm của BHYT áp dụng cho 2 trường hợp: khám bệnh và chữa bệnh, điều trị nội trú. BHYT có ý nghĩa to lớn: nó giúp những người tham gia bảo hiểm khắc phục khó khăn, góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, thức hiện công bằng xã hội, nâng cao tính cộng đồng và gắn bó mọi thành viên trong xã hội. Đồng thời BHYT đã khắc phục được hạn chế của BHXH là: BHYT được áp dụng cho mọi đối tượng trong xã hội. Tuy nhiên, BHYT vẫn còn một số hạn chế: thứ nhất, khách hàng còn ít hiểu biết về BHYT. Thứ hai, mức độ bảo hiểm còn thấp: bảo hiểm y tế chi trả 80% chi phí khám bệnh, 20% còn lại người bệnh tự chi trả. Thứ ba, thủ tục quản lý BHYT vẫn còn rườm rà, gây nhiều trở ngại cho khách hàng, chi trả bảo hiểm không đúng chế độ, có sự mất cân đối giữa chi phí cho khám chữa bệnh ngoại trú và chữa bệnh nội trú.
c)Bảo hiểm thương mại: BHTM  hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. BHTM là biện pháp chia nhỏ tổn thất của một hay một số ít người dựa vào một quỹ chung bằng tiền được lập bởi sự đóng góp của nhiều người thông qua hoạt động của công ty bảo hiểm. Từ đây, nền kinh tế còn có một nguồn đầu tư đáng kể từ quỹ của các công ty bảo hiểm. BHTM được chia thành hai loại: bảo hiểm nhân thọ (BHNT) và bảo hiểm phi nhân thọ(BHPNT):
*) bảo hiểm nhân thọ: là loại bảo hiểm qua đó công ty bảo hiểm cam kết sẽ trả một số tiền thoả thuận khi có  sự kiện quy định xảy ra liên quan đến tính mạng và sức khoẻ của con người. BHNT chi trả trong các trường hợp sau: chi trả cho người thừa hưởng trong trường hợp người được bảo hiểm không may qua đời, chi trả cho người bảo được bảo hiểm khi hết hạn hợp đồng, chi trả cho người bảo hiểm khi họ bị thương tật. Phí của một hợp đồng BHNT thường căn cứ vào: tỷ lệ tử vong, lãi suất kỹ thuật (là những giả định về số lãi mà công ty bảo hiểm thu được nhờ đầu tư khoản phí tạm thời nhàn rỗi vào các lĩnh vực đầu tư khác), các chi phí hoạt động khác của công ty
*) bảo hiểm phi nhân thọ: BHPNT là các nghiệp vụ bảo hiểm thương mại khác không phải là BHNT. BHPNT được chia thành ba loại hình cơ  bản sau:Bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự và bảo hiểm con người. 
Ngoài các đặc trưng giống như BHTM  nói chung (xem 1.2.2), BHPNT còn có các đặc trưng chủ yếu sau:Hoạt động BHPNT là một hợp đồng có thời hạn ngắn: thường là một năm hoặc ngắn hơn. BHPNT chỉ bồi thường và chi  trả tiền bảo hiểm khi có rủi ro được bảo hiểm xảy ra.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM Ở VIỆT NAM

2.1 THỰC TRẠNG NGÀNH BẢO HIỂM XHVN:

2.1.1) NGUỒN THU:
BHXH Việt nam là một quỹ BHXH được quản lý thống nhất và sử dụng để chi trả 5 chế độ BHXH (xem phần 1.2.4). Trong quá trình phát triển, BHXH  Việt Nam  đã từng thực hiện cả theo 2 mô hình: nhà nước thực hiện toàn bộ (bao cấp) và nhà nước tổ chức có sự tham gia của giới chủ và giới. Theo nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 của chính phủ về việc ban hành điều lệ quy định: đối tượng tham gia BHXH được mở rộng cho cả những người lao động trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có sử dụng từ 10 lao động trở lên. Cũng theo quy định này, quỹ BHXH được hình thành từ: sự đóng góp của người lao động 5% tiền lương, người sử dụng lao động 15% quỹ lương. Số dư BHXH năm 2002 là 25.000 tỷ đồng. Số người tham gia BHXH năm 2002 là 4,8 triệu người. Ngoài ra, BHXH còn có nguồn thu từ lợi nhuận đầu tư. Lãi thu từ đầu tư của quỹ BHXH năm 2002 là 1.100 tỷ đồng.

2.1.2)CHI:

Từ nguồn thu nói trên quỹ BHXH Việt Nam đã sử dụng để chi trả các loại chi phí. Số người được hưởng chế độ BHXH năm 2002 khoảng 190.950 người. Đó là chi trả cho các đối tượng được hưởng BHXH từ sau 1/1/1995, vì những đối tượngvề hưu. Trong nhiều năm gần đây, BHXH Việt Nam đã cố gắng tự cân đối thu chi để giảm nguồn trợ cấp từ Ngân sách nhà nước. Tuy vậy, từ năm 2002, hàng năm quỹ BHXH thu không đủ chi, phải dùng quỹ BHXH tồn tích của những năm trước để chi tiêu. Dự báo đến khoản năm 2035 thì quỹ BHXH sẽ hết khả năng chi trả.
Hiện nay, BHXH còn đang nỗ lực đóng góp vai trò trong quá trình cải cách tiền lương ở Việt Nam. Bởi vì quỹ BHXH đóng góp được sử dụng để chi trả 5 chế độ(xem 1.2.3.a) trong đó có chế độ hưu trí và tử tuất. Nâng cao mức sống của những người lao động đã thôi lao động thì BHXH là một mục tiêu trọng yếu.
Bên cạnh tất cả những vai trò quan trọng trên đây, BHXH vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế: hạn chế trong quy chế quản lý thu BHXH, hạn chế ở quy chế quản lý chi trả các chế độ BHXH, hạn chế về quy chế bảo toàn và tăng trưởng quỹ, hạn chế trong quy chế cân đối quỹ.

2.2) THỰC TRẠNG NGÀNH BHYT:

 Qua đánh giá kết quả 10 năm thực hiện chính sách BHYT(1992-2002) chúng ta có thể đưa ra một số nhận xét khái quát sau:
· Số người tham gia bảo hiểm tuy có xu hướng tăng nhanh:
 
 

Chính sách Bảo hiểm y tế (BHYT) sau gần 10 năm triển khai thực hiện đã thu được những kết quả rất quan trọng . Số người tham gia BHYT  tăng nhanh từng năm, tính đến thời điểm năm 2002 đã có 12,7 triệu người tham gia bảo hiểm y tế ,chiếm 16% dân số trong cả n­ước. Ngoài khu vực BHYT bắt buộc, còn có trên 4,2 triệu người đang tham gia các chương trình BHYT xã hội tự nguyện
· sử dụng quỹ BHYT
               Nhiều năm qua, nguồn thu BHYT đã gần bằng 1/3 Ngân Sách Nhà nước dành cho ngành y tế và 50% Ngân sách dành cho lĩnh vực điều trị. Trên 90% bệnh nhân chạy thận chu kỳ tại các trung tâm lọc máu là người có thẻ BHYT.
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)