Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 tại công ty bảo hiểm cổ phần Petrolimex thực trạng và giải pháp
Đăng ngày 17-06-2012 Lúc 02:23'- 2481 Lượt xem
Giá: 5 000 VND / 1 Tài liệu

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI ĐỐI VỚI NGƯỜI THỨ 3

I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ  VÀ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

1. TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

Ngày nay mọi hoạt động của cá nhân đều phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật, pháp luật sẽ công nhận và bảo vệ lợi ích chính đáng cho mọi người. Một khi những lợi ích nay bị xâm phạm thì họ có quyền đòi hỏi sự bồi thường và sự bù đắp hợp lý
Xuất phát từ việc cần thiết bảo vệ lợi ích chính đáng trên những quy tắc đã được thể chế hóa thành một chế tài của pháp luật dân sự đó là trách nhiệm dân sự và nó bắt buộc mọi công dân phải tuân thủ
Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ dân sự. Trong đó nghĩa vụ dân sự chính là việc mà theo quy định của pháp luật thì một hoặc nhiều chủ thể không được làm hoặc bắt buộc làm một hành động nào đó đối với một hoặc nhiều chủ thể khác. Người chịu trách nhiệm dân sự mà không thực hiện đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đó thì phải chịu trách nhiệm đối với người bị hại và trước pháp luật.
Nhìn chung thì trách nhiệm dân sự là trách nhiệm bồi thường về vật chất và tinh thần. Trong đó trách nhiệm bồi thường về vật chất và tinh thần là trách nhiệm bồi thường  những tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ dân sự gây ra bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí ngăn chặn thiệt hại, thu nhập thực tế bị giảm sút. Người thiệt hại về tinh thần đối với người khác do xâm pham đến tính mạng sức khỏe, danh dự, uy tín của người khác thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm còn phải bồi thường một khoản tiền cho người bị hại
Trong pháp luật dân sự thì ngoài việc gây ra thiệt hại đối với người bị hại còn phải do hành vi vó lỗi của chủ thể mới phát sinh trách nhiệm dân sự

2. CÁC YẾU TỐ LÀM PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

2.1. Đặc điểm của trách nhiệm dân sự

Trách nhiệm dân sự mang đầy đủ những đặc điểm chung của loại hình trách nhiệm pháp lý
Thứ nhất: Trách nhiêm dân sự được coi là một biện pháp cưỡng chế của pháp luật được thể hiện dưới dạng trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm bồi thường thiệt hại nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên bị hại
Thứ hai: Cùng với các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ dân sự nó sẽ đem lại cho người thực hiện nghĩa vụ dân sự những hậu quả bất lợi
Thứ ba: Trách nhiệm dân sự do các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước thực thi theo trình tự và thủ tục nhất định đối với những ngưòi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác nhưng chưa đủ để chịu trách nhiệm hình sự trước pháp luật

2.2. Các yếu tố làm phát sinh trách nhiệm dân sự

Theo quy định của của pháp luật thì những trường hợp mà thỏa mãn các điều kiện sau đây sẽ phát sinh trách nhiệm dân sự :
-                     Phải có thiệt hại thực tế của bên bị hại
-                     Phải có lỗi của người gây ra thiệt hại
-                     Phải có mối quan hệ nhân quả giữa lỗi và thiệt hại thực tế
Trách nhiệm dân sự bao gồm trách nhiệm dân sự trong và ngoài hợp đồng 
Trách nhiệm dân sự theo hợp đồng phát sinh trên các cơ sở những thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng. Như vậy trách nhiệm dân sự theo hợp đồng chỉ phát sinh khi các bên có những mối quan hệ rằng buộc từ trước và có các quan hệ trực tiếp đến hợp đồng ký kết, liên quan đến chủ thể ký kết hợp đồng, họ đều là những người có đầy đủ năng lực hành vi. Nó khác với trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng chủ thể gây ra có thể là do người hoặc súc vật…
Bởi vậy trách nhiệm bồi thường cũng có sự khác nhau, liên quan đến những người đại diện hợp pháp hặc chủ sở hữu (đối với vật và gia súc). Đây chính là điểm khác nhau cơ bản giữa trách nhiệm dân sự trong và ngoài hợp đồng. Việc phát sinh trách nhiệm dân sự thường là bất ngờ và không ai có thể lường trước được. Nhiều những trường hợp thiệt hại vượt quá khả năng tài chính của cá nhân, tổ chức
Do vậy các cá nhân cũng như các tổ chức đã tìm mọi các biện pháp để hạn chế và kiểm soát tổn thất như:
-                     Tự chịu rủi ro
-                     Né tránh rủi ro
-                     Bảo hiểm
Tuy nhiên biện pháp ưu việt nhất, tốt nhất là các cá nhân cũng như các tổ chức nên mua bảo hiểm. Qua đó các cá nhân chuyển giao rủi ro cho nhà bảo hiểm, bù lại các cá nhân phải đóng cho nhà bảo hiểm một khoản phí và nhà bảo hiểm sẽ cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra.

3. BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là một loại hình bảo hiểm mà nguời bảo hiểm cam kết bồi thường phần trách nhiệm dân sự của người bảo hiểm theo cách thức và hạn mức đã được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng với điều kiện người tham gia  bảo hiểm phải đóng một khoản phí tương ứng
Mục đích của người tham gia chính là chuyển giao phần trách nhiệm dân sự của mình mà chủ yếu là trách nhiệm bồi thường
Nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự ra đời từ rất sớm và ngày càng phát triển. Hiện nay có rất nhiều các nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm như :
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hành khách trên xe
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tầu biển
- Bảo hiểm trách nhiệm đối với hàng hóa vận chuyển trên xe
- Bảo hiểm trách nhiệm đối với sản phẩm và của chủ lao động đối với người lao động 
Mặc dầu có rất nhiều nghiệp vụ bảo hiểm dân sự nhưng mỗi nghiệp vụ đều mang những đặc điểm chung của bảo hiểm trách nhiệm dân sự :
Thứ nhất: Đối tượng bảo hiểm mang tính trừu tượng. Đó chính là trách nhiệm hay nghĩa vụ bồi thường. Hơn nữa trách nhiệm là bao nhiêu lại không xác định được ngay ở lúc tham gia bảo hiểm. Mức độ thiệt hại thường xác định dựa trên mức độ lỗi của người gây ra và mức độ thiệt hại của bên thứ ba.
Thứ hai: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự thường được thực hiện dưới hình thức bắt buộc
Thứ ba: Phương thức bảo hiểm có thể là có hoặc không có giới hạn
Bởi vì thiệt hại trách nhiệm dân sự chưa xác định được ngay tại thời điểm tham gia bảo hiểm và thiệt hại này có thể sẽ là rất lớn. Bởi vậy để nâng cao trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm thì các công ty bảo hiểm thường đưa ra các hạn mức trách nhiệm, tức là mức bồi thường bị giới hạn bởi số tiền bảo hiểm
     Tuy vậy cũng có một số nghiệp vụ bảo hiểm lại không áp dụng hạn mức trách nhiệm. Hình thức bảo hiểm này khiến các nhà bảo hiểm không xác định được mức độ thiệt hại của các rủi ro, không xác định được số tiền bảo hiểm vì vậy trách nhiệm bồi thường chính là toàn bộ trách nhiệm phát sinh của người được bảo hiểm. Thế nhưng loại bảo hiểm này rất dễ đẩy các công ty vào tình trạng phá sản. Do vậy khi nhận bảo hiểm không có giới hạn thì các công ty phải sử dụng các biện pháp nhằm phân tán rủi ro để bảo vệ mình.
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)