Vận dụng cặp phạm trù khả năng hiện thực để phân tích về nguy cơ xói lở và nạn ô nhiễm ở sông Sài Gòn và sông Đồng Nai
Đăng ngày 08-05-2012 Lúc 11:02'- 19104 Lượt xem
Giá: 5 000 VND / 1 Tài liệu

NỘI DUNG CHÍNH

I. Lý luận chung về cặp phạm trù khả năng - hiện thực

1. Khái niệm

Khả năng là những cái chưa xuất hiện, còn đang tồn tại tiềm ẩn trong sự vật, hiện tượng nhưng khi có điều kiện thích hợp thì sẽ xuất hiện, sẽ trở thành hiện thực.
Hiện thực là những cải đã xuất hiện, đang tồn tại thực sự trong thực tế

2. Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực

Khả năng và hiện thực luôn tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời, luôn luôn chuyển hoá và thúc đẩy lẫn nhau. Hiện thứch chuẩn bị  cho một khả năng mới sẽ xảy ra, còn khả năng thì có xu hướng trở thành hiện thực. Trong thực tế cuộc sống của chúng ta, quá trình phát triển chính là quá trình mà trong đó khả năng biến thành hiện thực, còn hiện thực thì vì quá trình phát triển mà nảy sinh những khả năng mới. Khả năng và hiện thực luôn song song và phát triển cùng nhau theo một quy luật nhất định.
VD: Một công ty có sản phẩm với chất lượng tốt mẫu mã đẹp - đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thì sản phẩm sẽ được tiêu thụ rất nhanh chóng trên thị trường.
Bên cạnh đó, cùng trong những điều kiện nhất định ở cùng một sự vật sẽ có thể tồn tại một số khả năng khác nhau chứ không phải chỉ có một khả năng.
VD: Một sinh viên chăm chỉ học tập thì đi thi sẽ đạt kết quả cao nhưng có thể vì một lí do nào đó mà lại bị kết quả thấp - điều đó có thể xảy ra.
Ngoài một số khả năng vốn sẵn có sự vật trong những điều kiện đã có nào đó, khi có thêm những điều kiện mới bổ sung thì sự vật sẽ xuất hiện thêm những khả năng mới. Với những sự bổ sung điều kiện mới về thực chất, một hiện thực mới phức tạp hơn xuất hiện được sự tác động qua lại của hiện thực cũ với điều kiện vừa mới được bổ sung. Bên cạnh đó thực chất ngay bản thân mỗi khả năng cũng không phải là không thay đổi nhưng tăng hoặc giảm đi là tuỳ thuộc vào sự biến đổi của sự vật trong những điều kiện cu thể. Để một khả năng nào đó biến thành hiện thực thì không chỉ cần một điều kiện mà cũng cần có tập hợp những điều kiện nhất định và cần thiết.

3. Vai trò của các điều kiện khách quan, chủ quan của sự chuyển biến khả năng - hiện thực.

Trong giới tự nhiên, quan hệ khả năng - hiện thực chủ yếu là quá trình khách quan. Ta có thể phân ra thành 3 trường hợp cụ thể.
Thứ nhất: Loại khả năng mà điều kiện để biến chúng thành hiện thực chỉ có thể là bằng con đường tự nhiên.
Thứ hai: Loại khả năng có thể biến thành hiện thực bằng con đường tự nhiên nhưng nhờ sự tác động của con người.
Thứ ba: Loại khả năng mà trong điều kiện này nếu không có sự tham gia tác động của con người thì không thể trở thành hiện thực.
Trong các lĩnh vực xã hội, bên cạnh các điều kiện khách quan, khả năng - hiện thực cũng cần có những điều kiện chủ quan đó là hoạt động thực tiễn của con người. Khả năng không thể tự nó trở thành hiện thực nếu không có sự tác động của ngoại cảnh - con người. Trong đời sống xã hội, hoạt động có ý thức của con người đóng vai trò vô cùng to lớn và quan trọng trong việc biến khả năng thành hiện thực. Nó có thể đẩy nhanh, không làm hãm quá trình biến khả năng thành hiện thực, có thể điều khiển khả năng phát triển theo chiều hướng nhất định bằng cách tạo ra những điều kiện tương ứng.
Trong cuộc sống của chúng ta, hiện thực và khả năng luôn luôn đi đôi, song hành và tồn tại cùng nhau. Mặc dù thế các điều kiện khách quan, chủ quan cũng đóng vai trò quan trọng và tác động trực tiếp tới sự biến đổi của khả năng và hiện thực. Vai trò của điều kiện khách quan, chủ quan là không thể thiếu nếu như muốn thúc đẩy và tồn tại của khả năng và hiện thực.
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)