Một số giải pháp kỹ thuật nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu tại công ty dịch vụ du lịch và thương mại TST
Đăng ngày 10-04-2013 Lúc 10:13'- 3062 Lượt xem
Giá: 5 000 VND / 1 Tài liệu
CHƯƠNG I
NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ - MỘT HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA KINH DOANH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
 
 
I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
1. Vị trí của hoạt động nhập khẩu trong Thương mại Quốc tế.
          1.1. Khái niệm và vai trò của Thương mại Quốc tế đối với sự phát triển của mỗi Quốc gia.
Thương mại quốc tế là mối quan hệ trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa một quốc gia với quốc gia khác, là một bộ phận trong quan hệ kinh tế quốc tế của một nước với các nước khác trên thế giới.
Thương mại Quốc tế làm tăng khả năng thương mại của mỗi quốc gia. Từ sự khác biệt về tài nguyên, khoáng sản, lực lượng sản xuất, kỹ thuật công nghệ… đã làm cho chi phí để sản xuất ra mỗi sản phẩm có sự khác biệt giữa nước này với nước khác.
Thương mại Quốc tế góp phần mở rộng thị trường của mỗi quốc gia. Thương mại Quốc tế trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần tất yếu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi, kiểm soát lẫn nhau rất chặt chẽ giữa các chủ thể kinh doanh Thương mại Quốc tế.
Thương mại Quốc tế cho phép mua được những hàng hoá và dịch vụ ở những thị trường có giá rẻ hơn, sau đó bán chúng ở những thị trường có giá cao. Nhưng điều lý thú hơn cả là không phải lúc nào ta cũng mua được các sản phẩm có giá rẻ và bán chúng với giá đắt mà cái chính là chúng ta lợi dụng được lợi thế so sánh, nhờ đó qua trao đổi Quốc tế mà cả hai bên đều có lợi.
Nói đến Thương mại Quốc tế không thể không tìm hiểu về các lý thuyết kinh tế, đặc biệt là quy luật lợi thế so sánh. Quy luật lợi thế so sánh nhấn mạnh sự khác nhau về chi phí sản xuất, coi đó là chìa khoá của phương thức thương mại. Một quốc gia phải tập trung vào sản xuất và trao đổi sản phẩm mà ở đó thể hiện mối tương quan thuận lợi hơn giữa các mức chi phí cá biệt của Quốc gia đó với mức chi phí trung bình Quốc tế trên thị trường Thế giới. Do đó có thể thấy cốt lõi của lợi thế so sánh là sự khéo léo lựa chọn, biết kết hợp giữa ưu thế của một nước với ưu thế của nước khác để đạt được lợi thế tối đa trên cơ sở một khả năng hạn chế.
Như vậy, một Quốc gia muốn phát triển thì phải bảo đảm hiệu quả tối đa của việc chuyên môn hoá trên cơ sở lợi thế so sánh. Làm được điều đó thì bất cứ một quốc gia nào cũng có thể tham gia vào thị trường Thương mại Quốc tế một cách có lợi nhất.
1.2. Vị trí của công tác nhập khẩu trong Thương mại Quốc tế đối với một quốc gia.
Nước ta cũng như nhiều nước khác có khả năng rất lớn về nhiều mặt như: tài nguyên thiên nhiên, lao động... song không chỉ nhằm vào chúng một cách độc lập mà hy vọng đạt hiệu quả cao. Tức là nói ngắn gọn không thể có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên cơ sở hoàn toàn tự cấp tự túc.
Để khai thác hiệu quả tiềm năng trên, chúng ta phải có vốn, khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Để có những yếu tố này chúng ta có thể sử dụng nhiều phương pháp mà phương pháp cơ bản nhất là thông qua Thương mại Quốc tế trong đó chủ yếu và giữ vị trí chủ động là hoạt động nhập khẩu. Trong điều kiện chúng ta còn tương đối lạc hậu về kinh tế công nghệ kỹ thuật thấp kém thì việc thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc hiện đại hoá lực lượng sản xuất không thể ngày một ngày hai mà chỉ có thể tiến hành từng bước bằng nhập khẩu trong một thời gian dài. Việc thay đổi chiến lược kinh tế từ "đóng cửa” sang "mở cửa” là vô cùng quan trọng. Nền kinh tế mở sẽ tạo ra những hướng phát triển mới, tạo điều kiện khai thác lợi thế tiềm năng của nước chúng ta trong phân công lao động Quốc tế một cách có lợi nhất. Thương mại Quốc tế chỉ ra cho một nước lợi thế của mình, nên đầu tư vào đâu, đầu tư vào lĩnh vực nào có lợi nhất. Nhập khẩu sẽ giúp chúng ta gỡ những vướng mắc mà những nước nghèo thường mắc phải, phương châm đó là vay mượn công nghệ nước ngoài trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá.
2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu.
Nhập khẩu là một trong hai hoạt động cấu thành hoạt động ngoại thương. Có thể hiểu đó là việc mua hàng hoá, dịch vụ từ nước ngoài về phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái sản xuất nhằm mục đích thu lợi. Nhập khẩu thể hiện sự phụ thuộc gắn bó lẫn nhau giữa nền kinh tế của một quốc gia với nền kinh tế Thế giới. Hiện nay khi các nước đều có xu hướng chuyển từ đối đầu sang đối thoại, nền kinh tế quốc gia đã hoà nhập với nền kinh tế Thế giới thì vai trò của nhập khẩu đã trở nên vô cùng quan trọng.
- Nhập khẩu mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, cho phép tiêu dùng một lượng hàng hoá lớn hơn khả năng sản xuất trong nước và tăng mức sống của nhân dân.
- Nhập khẩu làm đa dạng hoá mặt hàng về chủng loại, quy cách, mẫu mã cho phép thoả mãn nhu cầu trong nước.
- Nhập khẩu tạo ra sự chuyển giao công nghệ, do đó tạo ra sự phát triển vượt bậc của sản xuất xã hội, tiết kiệm chi phí và thời gian, tạo ra sự đồng đều về trình độ phát triển trong xã hội.
- Nhập khẩu tạo ra sự cạnh tranh giữa hàng nội và hàng ngoại, tạo ra động lực bắt buộc các nhà sản xuất trong nước phải không ngừng vươn lên, tạo ra sự phát triển xã hội và sự thanh lọc các đơn vị sản xuất.
- Nhập khẩu xoá bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ triệt để nền kinh tế đóng, chế độ tự cấp, tự túc.
- Nhập khẩu giải quyết những nhu cầu đặc biệt (hàng hoá hiếm hoặc quá hiện đại mà trong nước không thể sản xuất được).
- Nhập khẩu là cầu nối thông suốt nền kinh tế, thị trường trong và ngoài nước với nhau, tạo điều kiện phân công lao động và hợp tác quốc tế, phát huy được lợi thế so sánh của đất nước trên cơ sở chuyên môn hoá.
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)