Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của chi nhánh công ty Lelong Việt Nam tại Hà Nội
Đăng ngày 10-04-2013 Lúc 10:04'- 3271 Lượt xem
Giá: 5 000 VND / 1 Tài liệu
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀ GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY LELONG VIỆT NAM.
 
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG.
1. Khái niệm thị trường và phát triển thị trường.
1.1 Khái niệm  thị trường
Thị trường của doanh nghiệp bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra.
a. Thị trường đầu vào của doanh nghiệp (nguồn cung cấp)
Thị trường đầu vào của doanh nghiệp bao gồm 3 tiêu thức cơ bản: sản phẩm, địa lý và người cung cấp.
* Theo tiêu thức địa lý:
- Nguồn cung cấp trong nước(nội điạ)
- Nguồn cung cấp ngoài nước(thị trường quốc tế)
* Theo tiêu thức sản phẩm
- Thị trường hàng hoá và dịch vụ
- Thị trường vốn(nguồn vốn)
- Thị trường lao động(loại lao động mà doanh nghiệp cần sử dụng)
* Theo tiêu thức nguồn cung cấp: các nhóm hàng hoặc cá nhân người cung cấp sản phẩm, hàng hoá có liên quan đến các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu thị trường đầu vào là quan trọng và đặc biệt có ý nghĩa đối với sự ổn định và hiệu quả của nguồn cung cấp hàng hoá dịch vụ cho doanh nghiệp cũng như khả năng hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
b. Thị trường đầu ra của doanh nghiệp: Thị trường đầu ra liên quan trực tiếp đến mục tiêu của Marketing là giải quyết vấn đề tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Đặc điểm và tính chất của thị trường tiêu thụ là cơ sở để doanh nghiệp hoạch định và tổ chức thực hiện các chiến lược sách lược, công cụ để điều khiển tiêu thụ. Để mô tả thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp ta có thể sử dụng 3 tiêu thức sau:
* Thị trường tiêu thụ theo tiêu thức sản phẩm:
Theo tiêu thức này, doanh nghiệp thường xác định thị trường theo ngành hàng(dòng sản phẩm) hay nhóm khách hàng mà họ kinh doanh hoặc bán ra trên thị trường.
* Thị trường tiêu thụ theo tiêu thức địa lý: theo tiêu thức này doanh nghiệp thường xác định thị trường theo phạm vi khu vực địa lý mà họ có thể vươn tới để kinh doanh. Tuỳ theo mức độ rộng hẹp mang tính toàn cầu hay khu vực có thể xác định thị trường của doanh nghiệp gồm:
- Thị trường nước ngoài
- Thị trường trong nước
Phân tích thị trường theo tiêu thức này thường mang tính khái quát cao khó đưa ra được những chỉ dẫn cụ thể về nhu cầu của các nhóm đối tượng khách hàng có nhu cầu khác nhau trên cùng một khu vực.
* Thị trường tiêu thụ theo tiêu thức khách hàng với nhu cầu của họ:
Theo tiêu thức này doanh nghiệp mô tả thị trường của mình theo các nhóm khách hàng mà họ hướng tới để thoã mãn, bao gồm cả khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Về lý thuyết thì tất cả những người mua hàng trên thị trường đều có thể trở thành khách hàng của doanh nghiệp và hình thành nên thị trường của doanh nghiệp.
Dù theo tiêu thức nào trong các tiêu thức trên thì bất kỳ một yếu tố nào dù rất nhỏ của thị trường đều có ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau đến khả năng thành công hay thất bại trong tiêu thụ. Đặc điểm và tính chất của thị trường là cơ sở để doanh nghiệp hoạch định và thực hiện các chiến lược, công cụ điều khiển tiêu thụ.
* Phát triển thị trường
Dưới góc độ vi mô (góc độ của doanh nghiệp): phát triển thị trường của doanh nghiệp có thể hiểu là phát triển các yếu tố cấu thành nên thị trường của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố thị trường đầu vào và các yếu tố thị trường đầu ra.
2 Nghiên cứu thị trường tiêu thụ hàng hoá
Trong cơ chế thị trường hiện nay, để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải có khả năng thích ứng với những diễn biến phức tạp trên thị trường và đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường. Nền kinh tế thị trường đồng nghĩa với việc có rất nhiều doanh nghiệp cùng tồn tại và mong muốn phát triển và mở rộng thị trường của mình để làm được điều này của doanh nghiệp phải tìm hiểu cặn kẽ từng thị trường và từng nhóm khách hàng trên thị trường đó. Như đã nói ở phần trên để phát triển thị trường yêu cầu phải đặt ra là phát triển thị trường đầu vào cũng như thị trường đầu ra của doanh nghiệp. Nhưng trong quá trình nghiên cứu và thực tập tại Chi nhánh Công ty nên tôi chỉ xét việc nghiên cứu thị trường đầu ra cho doanh nghiệp.
Việc nghiên cứu thị trường đầu ra cho doanh nghiệp ta cần nghiên cứu những vấn đề sau đây:
+ Nghiên cứu xem thị trường cần gì
+ Số lượng bao nhiêu
+ Thời gian cần lúc nào
+ Giá cả có thể chấp nhận là bao nhiêu
+ Những người có thể cung ứng (Đối thủ cạnh tranh) và khả năng của họ.
Từ đó để xây dựng các chiến lược cụ thể:
+ Xác định cơ cấu hàng hoá mà doanh nghiệp sẽ định kinh doanh
+ Tổ chức các yếu tố nhằm đảm bảo yêu cầu cho việc nghiên cứu thị trường và tiêu thụ hàng hoá.
+ Tổ chức hoạt động tiêu thụ hàng hoá.
Từ quá trình nghiên cứu thị trường chúng ta phải biết nghiên cứu các cơ hội kinh doanh hấp dẫn trên thị trường. Vậy cơ hội kinh doanh hấp dẫn là gì? Đó chính là những cơ hội kinh doanh mà giúp cho doanh nghiệp có thể phát triển và mở rộng những thị trường của mình đã có và phát triển thêm những thị trường mới.
Cơ hội kinh doanh hấp dẫn bao gồm:
* Xâm nhập thị trường: Đây là những cơ hội kinh doanh mà doanh nghiệp cần cố gắng gia tăng doanh số bán sản phẩm hiện tại trên các thị trường hiện tại của mình. Thị trường hiện tại ở đây là những thị trường mà doanh nghiệp đã có sẵn hay doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được trên thị trường.
* Cơ hội phát triển thị trường: là cơ hội kinh doanh mà doanh nghiệp đang cố gắng mở rộng sản phẩm hiện tại. Sản phẩm hiện tại của doanh nghiệp đã có trên thị trường nhưng không phải vì thế mà doanh nghiệp không phát triển thêm nữa mà mục tiêu chính của cơ hội này là doanh nghiệp phát triển mở rộng và phát triển thêm nhiều thị trường hơn nữa.
* Cơ hội phát triển thị trường sản phẩm: là dạng cơ hội kinh doanh mà doanh nghiệp đang cố gắng thúc đẩy tiêu thụ tốt sản phẩm mới của mình. Cơ hội để doanh nghiệp lựa chọn các sản phẩm mới kể cả sản phẩm cải tiến (hoàn thiện hơn, phù hợp hơn) để đưa vào tiêu thụ trên thị trường hiện tại.
* Dạng cơ hội đa dạng hoá sản phẩm: Doanh nghiệp có thể kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau, đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, đa dạng ngành nghề lĩnh vực kinh doanh.
Các quyết định đầu tiên mang tính chất chiến lược ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình kinh doanh và khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp là quyết định về lựa chọn cơ hội hấp dẫn để đưa vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu lựa chọn và xác định cơ hội hấp dẫn là tìm ra những khả năng tiêu thụ sản phẩm hội tụ đủ những yếu tố mạnh nhất về tiềm năng của doanh nghiệp và những yếu tố hỗ trợ mạnh nhất của thị trường để doanh nghiệp tập trung khai thác nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu lợi nhuận và phát triển của doanh nghiệp. Đánh giá cơ hội là quá trình so sánh ưu nhược điểm của các cơ hội được xác định là phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp để chọn ra một hoặc một số cơ hội để doanh nghiệp có khả năng khai thác tối ưu điểm mạnh của doanh nghiệp và sự thuận lợi của môi trường kinh doanh.
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)