Một số giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu của Công ty xây dựng Hồng Hà
Đăng ngày 10-04-2013 Lúc 09:41'- 3681 Lượt xem
Giá: 5 000 VND / 1 Tài liệu
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG THẮNG THẦU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
1.1. Vai trò của đấu thầu đối với doanh nghiệp xây dựng.
1.1.1. Khái niệm đấu thầu.
Ở các nước Tây Âu, khái niệm đấu thầu đã có từ rất lâu, nhưng đối với ở Việt Nam, khái niệm này còn nhiều mới mẻ, xâm nhập vào nước ta từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Xuất phát từ nền kinh tế thị trường cạnh tranh việc mua bán diễn ra đều có sự cạnh tranh, mạnh mẽ, thuật ngữ "đấu giá" được chúng ta biết đến nhiều hơn. Chúng ta hiểu "đấu giá" là hình thức có một người bán và nhiều người mua. Trên cơ sở người bán đưa ra một mức giá khởi điểm (giá ban đầu), sau đó để cho người mua cạnh tranh với nhau trả  giá và người bán sẽ quyết định giá bán cho ngươì mua nào trả giá cao nhất. Một số người lại có sự nhầm lẫn và quy đồng "đấu giá" và "đấu thầu" là một. Nhưng đối với thực tiễn hoạt động và hình thức thể hiện thì "đấu thầu" lại là hình thức có một người mua và nhiều người bán cạnh tranh nhau. Người mua sẽ lựa chọn người bán nào đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu của người mua đặt ra. Theo điều 3 Quy chế Đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ thì "đấu thầu" là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của ban mời thầu. Để có thể hiểu rõ hơn về khái niệm đấu thầu, cũng để nghiên cứu các phần sau chúng ta cần phải làm rõ một số khái niệm có liên quan chặt chẽ với khái niệm đấu thầu.
- "Nhà thầu" là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu. Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư  vấn, nhà thầu có thể là cá nhân. Nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp, là nhà cung cấp trong đấu thầu mau sắm hàng hoá; là nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn, là nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư. Nhà thầu trong nước là nhà thầu có tư cách pháp nhân Việt Nam và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam (điều 3, Quy chế Đấu thầu, trang 11).
- "Bên mời thầu" là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu (Điều 3, Quy chế Đấu thầu, trang 10).
- "Gói thầu" là toàn bộ dự án  hoặc một phần công việc của dự án, được chia theo tính chất kỹ thuật hoặc trình tự thực hiện dự án, có quy mô hợp lý và đảm bảo tính đồng bộ của dự án, có quy mô hợp lý và đảm bảo tính đồng bộ của dự án. Trong trường hợp mua sắm gói thầu cá thể là một hoặc một loại đồ dùng, trang thiết bị hoặc phương tiện. Gói thầu được thực hiện  theo một hoặc nhiều hợp đồng (khi gói thầu được chia thành nhiều phần) (Điều 3, Quy chế Đấu thầu, trang 11).
- "Tư vấn" là hoạt động đáp ứng các yêu cầu về biến thức, kinh nghiệm chuyên môn cho bên mời thầu và việc xem xét, quyết định, kiểm tra quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án. (Điều 3,Quy chế Đấu thầu, trang 12).
Nói đến đấu thầu là nói đến một quá trình lựa chọn tức là việc đấu thầu phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục nhất định. Điều này chỉ tạo ra cho đấu thầu một sự khắc biệt hẳn so với các hình thức khác thường gặp trong mua bán thông thường.
1.1.2. Ý nghĩa của đấu thầu đối với các công ty xây dựng.
Với nhiều ngành, quá trình tiêu thụ sản phẩm thường xảy ra sau giai đoạn sản xuất, còn ở ngành xây dựng, đặc biệt trong lĩnh vực xây lắp, quá trình mua bán lại xảy ra  trước lúc bắt đầu giai đoạn  thi công xây dựng công trình thông qua việc thương lượng, đấu thầu và ký kết hợp đồng xây dựng.          Quá trình này còn tiếp diễn qua các đợt thanh toán trung gian, cho tới khi bàn giao và quyết toán công trình.
Đấu thầu hiện nay đã trở thành phương thức phổ biến trong các nước có nền kinh tế thị trường. Ở nước ta hình thức đấu thầu đã được áp dụng trong những năm gần đây, đặc biết là những công trình, có chủ đầu tư là các tổ chức và
 
doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước.
Theo tính chất công việc, đấu thầu có thể áp dụng cho một trong ba giai đoạn chính sau đây:
+ Đấu thầu công tác giám định và tư vấn.
+ Đấu thầu mua sắm thiết bị và vật tư để xây dựng công trình.
+ Đấu thầu thực hiện thi công xây dựng công trình.
Đấu thầu xây dựng là một hình thức cạnh tranh trong xây dựng, nhằm lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu kinh tế  kỹ thuật đặt ra cho việc xây dựng công trình của chủ đấu thầu.
Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của thị trường việc đấu thầu để nhận được hợp đồng và đặc biệt hợp đồng có giá cao, để thi công có lợi nhuận đối với các doanh nghiệp là rất khó  khăn. Do cạnh tranh, nên doanh nghiệp phải tìm mọi cách để thắng thầu. Khi tham gia ĐTXD công trình doanh nghiệp phải tập trung nhân lực, thiết bị và chất xám để lập hồ sơ thầu: đồng thời cho thấy có doanh nghiệp phải chi phí đến hàng trăm triệu đồng cho đấu thầu một dự án.
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)