Công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
Đăng ngày 06-05-2012 Lúc 02:30'- 1406 Lượt xem
Giá: 5 000 VND / 1 Tài liệu
II. NỘI DUNG
A. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHIỆP, HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ  NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN
1. Thế nào là công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn
Công nghiệp hoá hiện đại hoá  và nông thôn được thế giới định nghĩa theo nhiều cách khác nhau đó chính là một quá trình lâu dài cần được tiến hành theo cách tuần tự không thể nóng vội, không thể tuỳ tiện. Quá trình này được thực hiện không nhằm mục đích tự thân mà phục vụ các mục tiêu kinh tế xã hội của nông thông cũng như của cả nước. Nhưng đối với một nước khoa học công nghệ, kinh tế Nhà nước giữ vait rò chủ đạo thì Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xác định: công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Khái niệm công nghiệp hoá này được Đảng ta xác định rộng hơn những quan niệm trước đó bao hàm cả về hoạt động sản xuất kinh doanh, cả về dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội, được sử dụng bằng các phương tiện và các phương pháp tiên tiến hiện đại cùng với kỹ thuật và công nghệ cao. Như vậy công nghiệp hoá mới teo tư tưởng mới không bó hẹp trong phạm vi trình độ các lực lượng sản xuất đơn thuần kỹ thuật đơn thuần để chuyển lao động thủ công thành lao động cơ khí như quan niệm trước đây.
Theo tinh thần của nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và Hội nghị Trung ương lần thứ VII công nghiệp hoá nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với việc đổi mới căn bản về công nghệ và kỹ thuật ở nông thôn, tạo nền tảng cho việc phát triển nhanh, bền vững theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế ở nông thôn, góp phần phát triển bền vững nền kinh tế  quốc dân với tốc độ cao.
Công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn là quá trình phức tạp không đơn giản, vì vậy Đảng và Nhà nước phải đưa ra những chiến lược bước đi cụ thể và hiệu quả. Bước đầu tiên của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là phải đưa phương pháp sản xuất công nghiệp, máy móc thiết bị vào sử dụng trong nông nghiệp và sản xuất ở nông thôn để thay thế lao động thủ công. Nông thôn Việt Nam luôn mang nặng tính thủ công trong sản xuất nông nghiệp vì vậy để thay đổi tập quán, cách làm của nông dân là bước đi vô cùng khó, phải thực hiện theo từng bước đi từ từ chậm chạp. Đưa dần phương pháp sản xuất bằng máy móc để con người dần tiếp nhận phương pháp sản xuất này.Không thể đột ngột thay thế phương pháp sản xuất thủ công bằng phương pháp máy móc ngay được như thế sẽ gây ra sự lúng túng của người sử dụng cũng như người hướng dẫn sử dụng. Người cần sử dụng máy móc lại không biết cách sử dụng hoặc lúng túng trong cách sử dụng vì vậy gây nên sự lãng phí máy móc thiết bị. Sau khi đưa máy móc thiết bị vào sử dụng cũng cần phải có phương pháp quản lý hiện đại tương ứng với các loại công nghệ và thiết bị. Máy móc khoa học là những thành tựu sáng tạo của con người, chúng không tự bảo quản, không chống lại sự hao mòn vì vậy phải có bàn tay con người bảo quản cho nó. Ngoài ra quản lý, sử dụng máy móc sao cho hợp lý tiết kiệm tiền của, tránh lãng phí cũng cần phải học, phải có phương pháp khoa học hiện đại. Đó là cả một quá trình đào tạo chính quy và có quy mô. Nhưng khi có máy móc hiện đại, trang  thiết bị được quản lý tốt mà cơ sở vật chất nghèo không phù hợp thì cũng không có hiệu quả. Vì vậy phải tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng thích hợp với việc đưa máy móc thiết bị mới vào nông thôn.
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)