Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
Đăng ngày 06-05-2012 Lúc 01:32'- 1738 Lượt xem
Giá: 5 000 VND / 1 Tài liệu
CHƯƠNG I 
 
          I.Những vấn đề  lý luận  của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và quan điểm toàn diện của  chủ nghĩa Mác - LêNin. 
          Quan điểm  toàn diện  của chủ nghĩa Mác - LêNin 
          1.Giải thích  quan điểm. 
          Trong việc nhận thức cũng như  trong việc xem xét các đối tượng cần phải đứng trên quan điểm toàn diện. Như vậy câu hỏi đặt ra: quan điểm  toàn diện là gì? Quan điểm  toàn diện thể hiện qua hai nguyên lý sau: 
          a.Nguyên lý phổ biến  giữa các sự vật hiện tượng hay gọi là  mối liên hệ  phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng. 
          Các sự vật và hiện tượng muôn hình, nghìn vẻ trong thế giới không có cái nào tồn tại một cách cô lập, biệt lập mà chúng là một thể thống nhất, trong đó các sự vật hiện tượng tồn tại bằng cách tác động lẫn nhau, ràng buộc nhau, quy định và chuyển hoá lẫn nhau. Mối liên hệ này chẳng  những diễn ra ở mọi sự vật và hiện tượng trong tự nhiên trong xã hội và trong tư duy  con người mà còn diễn ra giữa các yếu tố các mặt khác, các quá trình  của mỗi sự vật hiện tượng. 
          Có những mối liên hệ chỉ đặc trưng  cho một đối tượng hoặc một nhóm đối tượng. Nhưng đồng thời có những mối liên hệ mang tính phổ quát cho mọi đối tượng của tồn tại, những mối liên hệ  như vậy được gọi là  liên hệ phổ biến. 
          Các mối liên hệ  giữa vai trò qui định tư cách tồn tại  của  sự vật hiện tượng. Với  một sự vật, hiện tượng có thể có  vô lượng các mối liên hệ khác nhau. Mối liên hệ đều có những vị trí và vai trò khác nhau trong việc quy định  những tư cách tồn tại của các sự vật hiện tượng (xét trong  một điều kiện nhất định) 
          Nguyên tắc toàn diện có nguồn gốc từ mối liên hệ phổ biến  đựơc nhận thức và được để lên thành nguyên lý chỉ đạo phương pháp hành động và suy nghĩ. 
          Trong nền kinh tế không có một sự kiện kinh tế nào  tồn tại trong trạng thái cô lập, tách rời những sự kiện  khác mà luôn  nằm trong  mối liên hệ với những sự kiện kinh tế khác. 
          Thực tế cho thấy, giá cả  thị trường của mỗi loại  hàng hoá chỉ biểu hiện ra trong mối quan hệ với  sự biến động cung - cầu về loại hàng hoá đó,  trong mối quan hệ với giá cả và các loại hàng hoá khác (tỉ giá với các loại hàng hoá bổ sung). 
          Cũng giống như sự tác động qua lại giữa cung cầu và giá cả trên thị trường hàng hoá,  thị trường vốn, thị trường lao động không tồn tại trong trạng thái cô lập và tách rời mà trong sự liên hệ tác động qua lại. 
          Chẳng  hạn như mỗi sự  biến động về giá cả  trên thị trường  vốn (lãi suất) kéo theo hàng loạt  các sự biến động lan truyền trên các thị trường  lao động, thị trường hàng hoá. 
          Như chúng ta đã biết lãi suất trên thị trường vốn giảm các doanh nghiệp có cơ hội  mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất làm cho giá cả sức lao động, tiền công, tiền lương tăng lên do đó giá cả trên thị trường hàng hoá cũng tăng lên.            
          Nhận thức được mối liên  hệ giữa các sự kiện kinh tế nhưng vấn đề là ở chỗ chúng ta áp dụng nguyên lý này để xem xét, từ đó đề ra đường lối chính sách trong việc tổ chức cơ cấu nền kinh tế như thế nào? 
          b.Nguyên lý của phép biện chứng duy vật về sự  phát triển của sự vật, hiện tượng. 
          Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - LêNin. 
          Vận động là một khái niệm dùng để  chỉ mọi sự biến động  nói chung. 
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)