Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Thanh Trì
Đăng ngày 28-11-2012 Lúc 12:58'- 1656 Lượt xem
Giá: 5 000 VND / 1 Tài liệu
CHƯƠNG I
TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT - THỰC TRẠNG CHO VAY
HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNN&PTNT THANH TRÌ

 
1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội  huyện Thanh Trì .
1.1.1, tình hình kinh tế – xã hội huyện thanh trì:
Huyện Thanh Trì là huyện nằm ở vùng trũng phía Nam Hà Nội, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Trong những năm gần đây, thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ XX kinh tế Huyện đã có bước phát triển khá. Hiện nay Huyện đang tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn, có chính sách ưu tiên hỗ trợ nông thôn chuyển đổi cơ cấu sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, chỉ đạo thực hiện các dự án phát triển làng nghề, quy hoạch khu sinh thái, các dự án phát triển rau, hoa cao cấp có giá trị kinh tế cao...
Tuy nhiên hiện nay diện tích đất cho sản xuất nông nghiệp hiện đang bị thu hẹp do Nhà nước triển khai nhiều dự án vào địa bàn Huyện, làm giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản và thương mại dịch vụ. Tốc độ đô thị hoá diễn ra rất nhanh.
Năm 2004 UBND thành phố Hà Nội thành lập 2 quận mới và đã chia tách 09 xã của Huyện Thanh Trì về quận Hoàng Mai.
Điều kiện kinh tế - xã hội của Huyện như trên đã tạo ra một số thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Thanh Trì cụ thể:
- NHNo & PTNT Thanh Trì có hướng đầu tư mới trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ - xây dựng. Là một ngân hàng lớn và có uy tín trên địa bàn Huyện, với mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch được bố trí rất thuận tiện cho dân cư trong Huyện, đặc biệt ở gần các làng nghề, các khu dân cư có tốc độ đô thị hoá cao như Đông Mỹ, Cầu Bươu, PGD Ngũ Hiệp... sẽ giúp ngân hàng thu hút được khách hàng.
- Việc Quận mới Hoàng Mai được thành lập, nhờ mối quan hệ uy tín lâu dài với Khoa bạc Nhà nước và BHXH quận Hoàng Mai, Ngân hàng Thanh Trì đã thu hút được KBNN quận Hoàng Mai và BHXH Hoàng Mai mở tài khoản và giao dịch tại NHNo Thanh Trì, đặc biệt là các đơn vị này luôn có nguồn tiền gửi với lãi suất thấp, chi phí trả lãi rẻ. Đồng thời nhờ việc nhanh chóng khai trương PGD Vạn Xuân để tranh thủ thu hút khách hàng là các cán bộ công chức trên địa bàn quận Hoàng Mai nên việc cho vay được tăng trưởng.
- Như đã nói, Nhà nước triển khai nhiều dự án trọng điểm trên địa bàn Huyện năm 2004 như dự án cầu Thanh Trì, đường vành đai 3, khu công nghiệp Ngọc Hồi..., việc đền bù giải phóng mặt bằng được triển khai mạnh mẽ, tạo điều kiện cho Ngân hàng thu nợ tồn đọng khó đòi và thu tiền gửi tiết kiệm khá lớn từ dân cư tập trung ở một số địa bàn có dự án.
- Với tốc độ đô thị hoá nhanh, nhiều doanh nghiệp (chủ yếu là vừa và nhỏ) và các Công ty ra đời trên địa bàn Huyện tạo điều kiện để NHNo & PTNT Thanh Trì thu hút khách hàng là doanh nghiệp, điều mà trước đây còn rất hạn chế.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội như trên tạo ra khó khăn cho hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Thanh Trì, đó là:
- Do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dẫn tới thị phần đầu tư hộ sản xuất nông nghiệp của ngân hàng bị thu hẹp.
- Phòng giao dịch của ngân hàng chính sách xã hội, phòng giao dịch của ngân hàng Đầu tư Hà Nội ra đời, thêm vào đó, NHNo Hoàng Mai được khai trương vào đầu năm 2005 tạo ra sự cạnh tranh về huy động vốn, cho vay và chia sẻ thị phần của NHNo Thanh Trì tại khu vực.
- Do đối tượng vay của NHNo & PTNT Thanh Trì chủ yếu là bà con nông dân với đối tượng đầu tư là cây trồng, con giống, gia súc, thả cá, sản xuất nông nghiệp với số món tuy nhiều nhưng lượng nhỏ lẻ, manh mún, nên dư nợ cho vay hộ sản xuất còn ít. Hơn nữa, trình độ dân trí nhìn chung còn thấp, hiểu biết hạn chế, vì vậy rủi ro lớn.
         Trước những thuận lợi và khó khăn đó, chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Trì  đã, đang và sẽ nỗ lực hết mình để có thể vừa vượt qua được những khó khăn thử thách để đứng vững trong cạnh tranh, phát huy hơn nữa thế mạnh cũng như khai thác những điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
1.1.2. SỰ CẦN THIẾT CỦA TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TRONG NỀN KINH TẾ
 Tình hình kinh tế – xã hội huyện Thanh trì cho chúng ta thấy việc phát triển kinh tế nông nghiệp ở nông thôn hiện nay giữ một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp, kinh doanh hàng hoá, phát triển và mở rộng các ngành nghề truyền thống, khi đồng tiền này sẵn có trong nông nghiệp. Hộ sản xuất là một trong những nhân tố quyết định tạo ra của cải vật chất cho xã hội, làm phong phú và đã dạng hoá trong nông nghiệp. Từ việc sản xuất hàng hoá mang tính chất tự cung tự cấp, đến việc trao đổi hàng hoá trên thị trường. Hộ sản xuất là đơn vị sản xuất hàng hoá tự chủ tiến hành sản xuất trong điều kiện tự nhiên, phải tham gia cạnh tranh của nhiều thành phần kinh tế, trong quá trình sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Ngày nay kinh tế hộ đã và đang phát triển nhờ có cơ chế chính sách mới của Đảng cho hộ tự chủ trong sản xuất kinh doanh đã phát huy được thế mạnh tính năng động sáng tạo, tính nhanh nhạy trong việc:  Thay đổi cơ cấu sản xuất, Thay đổi cơ cấu đầu tư. Mạnh dạn đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao, hàng hoá sản xuất ra ngày càng phong phú. Đời sống nhân dân được cải thiện. Như vậy từ việc phát triển kinh tế hộ đã hình thành nên các thị trường tiêu thụ hàng hoá ngày càng mở rộng và phát triển đã làm cho nền kinh tế nông thôn ngày càng đổi mới.
 Trong thời gian qua hoạt động của ngân hàng đã có những đóng góp đáng kể vào thành công của sự nghiệp đổi mới nền kinh tế đất nước, điều hành chính sách tiền tệ tích cực, cơ bản ổn định được giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, tăng dự trữ ngoại tệ cho quốc gia.
Huy động được một khối lượng đáng kể vốn trong và ngoài nước, thúc đẩy đầu tư cho sản xuất của các thành phần kinh tế góp phần tăng trưởng kinh tế, tăng cường đầu tư tín dụng ưu đãi để phục vụ xoá đói giảm nghèo và thực hiện một số chính sách xã hội.
Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường công nhận sự ra đời và tồn tại của nhiều thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế nói chung và kinh tế hộ nông dân nói riêng. Muốn sản xuất kinh doanh dịch vụ đòi hỏi tư liệu sản xuất, vật tư tiền vốn phải luôn đổi mới và mở rộng, thay đổi hình thức đầu tư vốn, luôn cải thiện trang thiết bị mẫu mã. Đổi mới cơ cấu đầu tư cây giống, con giống... mặt hàng mới sản xuất luôn phải phù hợp với nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng. Muốn đổi mới sản xuất kinh doanh cần phải có vốn đầu tư. Nhu cầu vốn này bản thân người sản xuất không thể có đủ được mà cần phải có sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức tín dụng của ngân hàng.
Trước nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế. Thực hiện nghiêm chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ ngành ngân hàng cũng nhanh chóng đổi mới phương thức đầu tư thích hợp để hoà nhập với cơ chế thị trường. Là đầu tư vốn mở rộng tới các thành phần kinh tế về với thị trường nông thôn, nông nghiệp và nông dân. Đổi mới công tác kế hoạch hoá tín dụng gắn liền với quan hệ cung cầu trên thị trường vốn. Đầu tư vốn tới các hộ sản xuất ở nông thôn nhằm thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển.
Nguồn vốn cho vay của ngân hàng là nguồn vốn bổ sung vốn thiếu cho hộ sản xuất trong quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Vốn tín dụng tạo điều kiện cho các hộ sản xuất phát triển các ngành nghề trồng trọt, chăn nuôi cải tạo cây con giống cho năng suất cao giá trị lớn vốn tín dụng đầu tư mở rộng sản xuất các ngành nghề truyền thống giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống dân sinh. Vốn tín dụng đã đến với tất cả các loại hộ sản xuất.
- Hộ giầu có điều kiện mở rộng sản xuất cải tiến kỹ thuật thu hút lao động tổ chức sản xuất lớn tạo ra nhiều sản phẩm có năng suất chất lượng tốt giá trị cao đáp ứng thị hiếu tiêu dùng. Bù đắp đủ chi phí còn có tích luỹ ngày càng nhiều hộ giầu  ngày càng giầu thêm.
- Hộ trung bình vay thêm vốn tín dụng ngân hàng có điều kiện mở rộng sản xuất. Từng bước đầu tư thiết bị tăng năng suất lao động sản phẩm sản xuất ra nhiều hơn đủ chi dùng cho gia đình còn dôi thừa, dần dần có tích luỹ để tái tạo sản xuất để trở thành hộ sản xuất khá dẫn đến giầu.
- Hộ nghèo đói có vốn tín dụng dần từng bước tiếp thu khoa học kỹ thuật tự tổ chức sản xuất làm ra sản phẩm dần cải thiện đời sống đủ bù đắp chi phí sinh hoạt cho gia đình từ hộ nghèo đói phấn đấu trở thành hộ trung bình.
Việc thực hiện chủ trương chính sách cho vay đối với kinh tế hộ ở ngân hàng nông nghiệp thực hiện theo văn bản 499A. Đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc tín dụng hộ sản xuất sử dụng vốn tín dụng ngân hàng phải sử dụng đúng mục đích bảo toàn vốn sử dụng có hiệu quả, hoàn trả vốn ngân hàng đầy đủ cả gốc và lãi, ngân hàng sẽ tiếp tục đầu tư vốn để thực hiện chu kỳ sản xuất tiếp  theo.
Như vậy việc đầu tư vốn tín dụng cho các hộ là rất cần thiết đây cũng là một chính sách mới của Đảng đối với kinh tế hộ đã làm cho quá trình phân hoá giàu nghèo ở nông thôn được rút ngắn, kinh tế nông thôn ngày càng đổi mới.
Tóm lại: Tín dụng ngân hàng đối với việc mở rộng và phát triển kinh tế hộ ở nông thôn là một chủ trương lớn của Đảng. Thông qua việc cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất, thông qua việc đầu tư vốn đã khuyến khích tạo điều kiện cho hộ thiếu vốn có vốn sản xuất, phát triển các ngành nghề truyền thống. Tín dụng ngân hàng đã làm thay đổi về cơ cấu sản xuất ở nông thôn thông qua việc đầu tư vốn đã xoá hẳn nạn cho vay nặng lãi, bước đầu đã làm cho nền kinh tế nông thôn phát triển nâng cao đời sống của nông dân nông thôn.
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)