Công tác quản lý tài sản cố định và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty cổ phần may Nam Hà
Đăng ngày 17-10-2012 Lúc 09:13'- 12742 Lượt xem
Giá: 5 000 VND / 1 Tài liệu
Phần 1
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY MAY XUẤT KHẨU NAM HÀ
 
1.1. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty cổ phần may Nam Hà ảnh hưởng đến kế toán TSCĐ.
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần may Nam Hà.
Công ty cổ phần may Nam Hà là một doanh nghiệp Nhà nước, được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước của Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đăng ký kinh doanh theo Quyết định số 90 QĐ/UB ngày 25 tháng 03 năm 1991 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Nam Hà.
Trụ sở của Công ty tại Km 2+500 đường 10 - phường Quang Trung - Thị xã Nam Hà.
Tiền thân của Công ty cổ phần may Nam Hà là trạm vải sợi may mặc thành lập từ tháng 03/1957, trực thuộc Công ty Bách hoá Nam Hà với nhiệm vụ là cải tạo một số cơ sở dệt trong Tỉnh đồng thời gia công dệt vải khổ vuông và dệt vải màn phục vụ tiêu dùng chủ yếu của nhân dân trong Tỉnh
Từ năm 1958 đến giữa năm 1970: Làm nhiệm vụ cải tạo cơ sở may mặc và gia công áo bông nam, nữ sau đó chuyển sang sản xuất gia công vải sợi may mặc, trực tiếp sản xuất áo bông nam, nữ. Nhiệm vụ chủ yếu thời kỳ này may quân trang phục vụ cho quốc phòng.
Từ năm 1967 thì tách nhiệm vụ gia công vải sợi riêng thành lập Trạm vải sợi vải gia công may mặc. Năm 1968, Uỷ ban hành chính tỉnh quyết định thành lập Xí nghiệp may mặc, Xí nghiệp hạch toán độc lập trực thuộc Công ty Thương nghiệp quản lý làm nhiệm vụ vừa gia công vừa sản xuất hàng may mặc theo kế hoạch được giao.
Từ những năm 1970 đến những năm 1980, doanh nghiệp là cơ sở duy nhất ở địa bàn sản xuất hàng may mặc phục vụ nhu cầu nhân dân trong tỉnh và các địa bàn lân cận. Thời kỳ này, sản xuất của doanh nghiệp phát triển ổn định, là một trong số các doanh nghiệp dẫn đầu của tỉnh.
Những năm cuối của thập kỷ 80, sau Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ VI, do chính sách kinh tế mở cửa Nhà nước ta, cũng như hầu hết các doanh nghiệp may trong nước, Công ty bắt đầu chuyển sang sản xuất hàng xuất khẩu. Ban đầu là những sản phẩm đơn giản như: Bảo hộ lao động, ga chăn, gối xuất khẩu vào thị trường Đông Âu. Đây là bước khởi đầu cho việc thâm nhập thị trường thế giới.  
Tháng 03 năm 1993, Công ty được Bộ Thương mại cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu trực tiếp và được phân bổ hạn ngạch xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường EU thường xuyên với số lượng hàng từ 30.000 đến 50.000 áo Jacket và nhiều loại mặt hàng khác. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để Công ty ổn định phát triển sản xuất.
Từ những yêu cầu của hiệp định, của thị trường mới, doanh nghiệp đã chủ động đầu tư xây dựng nhà xưởng, cơ sở hạ tầng đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất, đào tạo công nhân lành nghề.
Vì vậy Công ty đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường. Sản phẩm của Công ty xuất khẩu vào thị trường EU, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Canada và thị trường Mỹ từ đầu năm 2002 với chất lượng cao được khách hàng tín nhiệm.
Doanh thu (tiền công gia công) năm 2002 tăng so với năm 1995 là 10 lần.
Thu nhập của CBCNV năm 1995 là 200.000đ/1người/tháng đến năm 2002 tăng lên 410.000đ/1người/tháng.
Quý 2 năm 2001, Công ty bắt đầu khởi công phân xưởng may số 2.
Phân xưởng may số 2 với tổng diện tích 2.500 m2, công suất 130.000 áo Jacket/năm. Phân xưởng được trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị, phương tiện làm việc khá hiện đại đủ tiêu chuẩn sản xuất hàng xuất khẩu vào thị           trường Mỹ.
Đến nay phân xưởng đã đi vào hoạt động và đã khẳng định được việc đầu tư là đúng đắn phù hợp với yêu cầu tình hình mới, yêu cầu tăng tốc, phát triển của ngành dệt may và phát triển sản xuất của công nghiệp địa phương, sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ hoạt động của Công ty cổ phần may Nam Hà.
- Sản xuất kinh doanh các mặt hàng may mặc xuất khẩu và các mặt hàng phục vụ tiêu dùng nội địa.
- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư vào sản xuất               kinh doanh.
- Nghiên cứu ứng dụng có hiệu quả công nghệ sản xuất mới, ứng dụng các phương pháp sản xuất có hiệu quả nhất.
- Giải quyết tốt các nguồn thu nhập và phân phối thu nhập trong               doanh nghiệp.
- Không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý doanh nghiệp.
- Thực hiện đầy đủ các cam kết với khách hàng về sản phẩm, giải quyết thoả đáng các quan hệ lợi ích với các chủ thể kinh doanh theo nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi.
- Đảm bảo việc làm, chăm lo, đời sống của người lao động.
- Bảo toàn tăng trưởng vốn, mở rộng quy mô kinh doanh.
- Bảo vệ môi trường.
- Chấp hành đầy đủ ngân sách với Nhà nước, với địa phương
Array
(
    [type] => 8192
    [message] => preg_replace(): The /e modifier is deprecated, use preg_replace_callback instead
    [file] => /home/pwhqfmvb/GiangVien/includes/countries.php
    [line] => 435
)